có ai đó bước vào cửa hàng và nói anh ta “chỉ xem thôi”, bạn hãy mỉm cười
thay vì tỏ ra nghiêm nghị.
Nếu vị khách hàng đó có vẻ rụt rè, nhút nhát, bạn hãy cười và lùi lại một
bước (bạn phải tỏ ra không có ý thúc ép gì họ cả) và nói:
- Chúng tôi rất vui khi được phục vụ ông. Ông cứ tự nhiên xem. [Và như
kiểu sực nhớ ra] À, mà nếu chúng tôi không có đúng những gì ông muốn,
tôi có thể chỉ cho ông chỗ để mua nó. Như thế có được không, thưa ông?
Còn nếu khách hàng là người sôi nổi và có vẻ dễ gần gũi, bạn nên cười thật
tươi và nói:
- Dường như ông đã tìm được đúng người có thể giúp ông tìm món hàng mà
ông mong muốn. Nếu chúng tôi không có thứ đó, tôi sẽ giới thiệu với ông
nơi và người có thể đáp ứng nhu cầu của ông. Như thế có được không, thưa
ông?
Như thế có được không, thưa ông? là một câu hỏi rất cần thiết. Bản năng tự
nhiên của chúng ta là mong muốn các nhu cầu của mình được đáp ứng một
cách thỏa đáng. Và câu hỏi này thường dẫn đến câu trả lời có, điều đó đồng
nghĩa với việc bạn đã ghi những điểm đầu tiên trong một trò chơi được thiết
kế để cả hai người: bạn và khách hàng cùng thắng. Tôi nhắc lại lần nữa, khi
khách hàng nói “chỉ xem thôi”, bạn nên vui vẻ cười với họ nhé.
CHIẾN THUẬT “THƯƠNG VỤ CHẮC CHẮN”
Câu chuyện sau đây minh chứng cho sức mạnh của những dự đoán tích cực.
Vài năm trước, một công ty in ấn nhỏ ở bờ Tây (nước Mỹ) bắt đầu chiến
dịch mở rộng hoạt động của mình. Cứ sau mỗi sáu tháng lại có một nhân
viên bán hàng mới được thuê và được đào tạo đầy đủ về phương pháp bán
hàng cũng như kiến thức về sản phẩm. Sau đó, anh ta được làm việc cùng