vụ thì tôi vẫn mong mình có thể để lại ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách
hàng. Và tôi cũng tin tưởng rằng bạn có thể bỏ lỡ một thương vụ bởi bạn
quá nhiệt tình nhưng bạn sẽ bỏ lỡ một trăm thương vụ nếu bạn không thể
hiện hết sự nhiệt tình của mình. Vì vậy tôi luôn ủng hộ sự nhiệt tình.
Quả thực tôi không hiểu tại sao điều tôi nói trên đây đúng nhưng một vài
người lại hiểu nhầm về ý nghĩa thực sự của lòng nhiệt tình. Họ coi nhiệt
tình như một áp lực hoặc một nhiệm vụ bắt buộc đối với công việc của
người bán hàng. Khi bạn tỏ ra quá nhiệt tình, khách hàng có thể cảm thấy
bạn đang cố gắng chế ngự hay áp đặt suy nghĩ, niềm tin và sản phẩm của
bạn lên họ. Nhưng tôi xin nhấn mạnh rằng điều này không phải là không có
nhưng rất ít khi xảy ra. Và tôi vẫn cảm thấy: nếu tôi phải bỏ lỡ một thương
vụ thì đó là vì tôi quá nhiệt tình chứ không phải bởi tôi không đủ nhiệt tình.
NẾU NHƯ BẠN BUỘC PHẢI BỎ LỠ MỘT THƯƠNG VỤ - HÃY LÀM
ĐIỀU ĐÓ VỚI MỘT THÁI ĐỘ TÍCH CỰC.
Tôi gần như chắc chắn rằng trong nhiều trường hợp bạn sẽ phải nỗ lực hết
sức để có được một thương vụ nhưng cuối cùng lại bỏ lỡ nó. Nhưng nếu
bạn phải bỏ lỡ, tốt hơn hết hãy bỏ lỡ nó trong trạng thái tích cực bởi như
vậy bạn vẫn còn làm được một điều tiến gần đến thương vụ đó hơn.
Sự nhiệt tình cũng đóng góp đáng kể vào việc bán hàng. Tôi có thể chắc
chắn rằng, trong một tháng vừa rồi, bạn có ít nhất một bữa ăn sáng với món
trứng. Khả năng lớn hơn nữa là bạn lại ăn trứng gà thay vì món trứng vịt
thường ngày dù sự thật là trứng vịt ngon hơn và nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Lý do của việc này có thể là do trong nhà bạn không có sẵn trứng vịt.
Việc trong nhà không có sẵn trứng vịt là bởi loài vịt thiếu đi sự nhiệt tình và
chúng không hề chuẩn bị chu đáo cho “bài thuyết trình bán hàng” của mình.
Khi một con vịt đẻ trứng, toàn bộ bài giới thiệu của nó được gói gọn trong
một từ ngắn ngủn “Quác”, xong việc nó lại lạch bạch đi. Vậy là kết thúc