Khách hàng: “Chắc chắn là có rồi!”
Julie: “Thưa ông, có một sự thật rất thú vị là chúng tôi bảo đảm cho mọi
công việc chúng tôi làm. Nếu chúng tôi không thể giúp ông bà có được một
khoản tiền đủ lớn để bù đắp cho những tổn thất của ông bà và khoản phí trả
cho chúng tôi, thì ông bà sẽ không phải thanh toán bất cứ chi phí nào. Nói
cách khác, ông sẽ luôn luôn được lợi, thưa ông. Đó có phải là điều mà ông
luôn mong muốn không?”
Khách hàng: “Đúng vậy.”
Julie: “Liệu ông có muốn chúng tôi bắt đầu làm việc cho ông ngay ngày
hôm nay để có thể sớm trở về nhà của mình hay là ông thấy không cần vội
lắm?”
Khách hàng: “Chúng tôi hiện không có nơi nào để ở vì vậy chúng tôi mong
được trở về nhà càng sớm càng tốt.”
Julie: “Nếu ông đồng ý với thỏa thuận này chúng tôi có thể tiến hành làm
việc ngay với mục đích giảm bớt gánh nặng tài chính cho ông. Đó có phải
là điều ông luôn mong muốn, đúng không, thưa ông?”
Khách hàng: “Đúng vậy.”
Bạn có thể tính ra được Julie đã đặt hơn chục câu hỏi trong câu chuyện trên.
Và cô ấy đã đạt được kết quả rất tuyệt vời bởi những câu hỏi đó được đưa
ra nhằm dẫn dắt khách hàng đi tới quyết định để giải quyết vấn đề của họ.
BẠN CÓ THỂ - À, KHÔNG, BẠN PHẢI HỌC CÁCH ĐẶT CÂU HỎI
Nhiều lần mọi người hỏi tôi cách đặt câu hỏi. Điều đầu tiên mà tôi muốn
nói với bạn là: Đừng chỉ đọc cuốn sách này mà hãy suy ngẫm nó. Hãy thu
thập các câu hỏi trong đó (cuốn sách này có hơn 800 câu hỏi) và diễn đạt lại