Nhưng nếu nhấn mạnh từ “tôi” trong câu đó (2) “ TÔI không hề nói anh ta
lấy trộm số tiền đó”, ý nghĩa câu này trở thành: ai đó đã nói điều đó chứ
không phải bạn.
Còn nếu bạn nhấn mạnh từ “không hề”, (3) “Tôi KHÔNG HỀ nói anh ta lấy
trộm số tiền đó”, thì chính là bạn đang phủ định hoàn toàn việc người khác
cho rằng bạn đã nói điều đó.
Nếu nhấn mạnh từ “nói”: (4) “Tôi không hề NÓI anh ta lấy trộm số tiền
đó”, bạn đang ám chỉ rằng bạn có ý định nói nhưng thực sự đã không nói.
Nếu câu nói đó được nhấn mạnh ở từ “anh ta”: (5) “Tôi không hề nói ANH
TA lấy trộm số tiền đó”, nó sẽ được hiểu là một người nào khác đã làm điều
đó chứ không phải là anh ta.
Bạn cũng có thể nhấn giọng ở từ “lấy trộm”, (6) “Tôi không hề nói anh ta
LẤY TRỘM khoản tiền đó”, câu này hàm ý là có thể anh ta chỉ “mượn” số
tiền đó chứ không phải lấy trộm nó.
Còn nếu nhấn giọng ở từ “số tiền”, (7) “Tôi không hề nói anh ta lấy trộm
SỐ TIỀN đó”, có nghĩa là có thể anh ta đã lấy một thứ gì khác chứ không
phải là tiền.
Ý nghĩa của câu sẽ thay đổi khi nhấn mạnh ở từ “đó”, (8) “Tôi không hề nói
anh ta lấy trộm số tiền ĐÓ”, tức là có thể anh ta đã lấy một số tiền nào đó
nhưng không phải là số tiền này.
Bạn thấy đấy, với cùng một câu, nhưng nếu bạn biết cách nhấn giọng hợp lý
thì sẽ tạo nên những câu nói với ý nghĩa rất khác nhau.
CHIẾN THUẬT “THAY ĐỔI NGỮ ĐIỆU”