là yếu tố cần xét đến ngay tại thời điểm mua hàng, còn giá phí của món
hàng mới là điều chúng ta cần quan tâm cho đến khi món hàng đó không
còn sử dụng được nữa. Tôi chỉ muốn hỏi ông bà rằng: “Ông bà nghĩ sao
giữa việc bỏ ra một khoản tiền hợp lý, một lần để mua một sản phẩm vừa ý
so với việc phải trả thêm nhiều khoản nhỏ kéo theo cho một sản phẩm mà
chất lượng không lấy gì làm đảm bảo?”.
Nói đến đây Bill ngừng lại.
Cả hai vợ chồng quay lại nhìn nhau. Người vợ nói: Chúng tôi sẽ mua chiếc
xe này.
Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công của thương vụ này. Thứ nhất, rõ
ràng là đôi vợ chồng rất thích chiếc xe đó, nếu không họ sẽ không bao giờ
quay lại đến lần thứ ba. Thứ hai, Bill biết cách sử dụng ngữ điệu đúng lúc
và ghi ra giấy những gì mình nói. Thứ ba, Bill đã phân tích vấn đề để khách
hàng hiểu rõ hơn. Thứ tư, Bill đã đặt một câu hỏi rất quan trọng khiến cho
đôi vợ chồng nọ đưa ra quyết định mua chiếc xe đó. Nếu như Bill không có
kỹ năng bán hàng hiệu quả và khả năng thuyết phục thì thương vụ tiềm
năng này rất khó thành công, phải không các bạn?
LÀM GÌ KHI KHÁCH HÀNG CHO RẰNG “GIÁ QUÁ CAO”
Trong quá trình xử lý những tình huống liên quan đến giá cả, bạn cần nhớ
rằng rất nhiều khách hàng thuộc nằm lòng câu “mắc quá!” bất kể họ đã tìm
hiểu kỹ về sản phẩm hay chưa. Họ thường xuyên dùng cách này vì nghĩ
rằng điều đó khiến bạn đưa ra một mức giá thấp hơn.
Trong những trường hợp như thế, bạn có thể nói: “Thưa ông/bà, quả thực
tôi rất mừng khi ông/bà quan tâm đến vấn đề giá cả bởi đó cũng là một
trong ưu điểm của sản phẩm chúng tôi. Ông/bà có thấy rằng giá trị của một
sản phẩm thể hiện qua mức độ hữu dụng của nó, chứ không phải qua số tiền