ĐỒNG CẢM VÀ ĐỒNG TÌNH
Đồng tình có nghĩa là cảm nhận của bạn giống với cảm nhận của người
khác về cùng một sự việc. Đồng cảm nghĩa là bạn hiểu được người khác
cảm thấy như thế nào, cho dù bạn không cảm thấy thế.
Ví dụ như khi bạn quan sát một người khách đang gục đầu trên lan can tàu
vì say sóng, bạn sẽ thấy đồng tình với anh ấy nếu bạn cũng đang bị say
sóng. Sự đồng cảm chỉ xuất hiện khi bạn hiểu rằng người khách đó đang
mệt như thế nào, chính vì vậy bạn sẽ mang cho anh ấy một chiếc khăn lạnh
cùng với vài viên thuốc chống say tàu xe để giúp anh ấy bớt mệt hơn. Khi
đồng cảm với ai đó, bạn sẽ hiểu và nhạy cảm với cách ứng xử của họ. Vì
bạn nhìn thấy vấn đề khá rõ nên có thể giúp họ đưa ra giải pháp cho vấn đề.
Một chuyên viên tư vấn hôn nhân gia đình luôn đồng tình với khách hàng
của mình có thể sẽ bị vướng vào rắc rối của họ đến nỗi cuối cùng chính anh
ta lại phải cần đến sự tư vấn của người khác. Khi cố gắng khuyên nhủ một
người đang tập uống rượu, một gã từng nghiện rượu nếu đồng tình với anh
ta thường sẽ lại chìm nghỉm đến thảm hại trong hơi men. Một quản lý bán
hàng luôn đồng tình với các nhân viên của mình sẽ có khả năng không đạt
doanh số được giao và, trong một số trường hợp, sẽ bị cấp trên đánh giá là
không có năng lực quản lý. Những bậc phụ huynh luôn cho phép lũ trẻ làm
hoặc mua bất cứ thứ gì mà chúng không nên làm bởi chúng vẫn là trẻ con
thì rất có thể bọn trẻ sẽ trở thành những con người hư hỏng, vô kỷ luật và
không có ích cho xã hội. Nguyên nhân tại sao hầu hết các bác sĩ không
muốn chữa bệnh cho gia đình họ và các luật sư không muốn người thân của
họ trở thành khách hàng của mình là vì khi dính líu vào những vấn đề của
người thân, họ không thể thoát ra được.
Trong phần này của cuốn sách, mục đích của tôi là muốn bạn suy nghĩ trên
phương diện của đồng thời cả người mua và người bán. Để thực sự trở
thành những chuyên gia bán hàng, bạn phải có khả năng tách mình ra khỏi