NGHỆ THUẬT “CÂU” LIKE - Trang 157

Đối với doanh nghiệp B2B, vai trò của mỗi mảng nội dung còn

phức tạp hơn nhiều: mỗi nội dung nhỏ bạn thiết kế nên phải gắn
với một mục tiêu ngắn hạn, như “khuyến khích độc giả đăng ký
tham gia webinar XYZ.” Bên cạnh đó, chúng cũng phải hỗ trợ cho các
mục tiêu chiến lược của công ty, như “tăng trưởng 15% doanh thu tại
thị trường Bắc Mỹ.” Với mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ biết được nỗ lực
của mình có khả quan hay không. Nếu mục tiêu của một chuyên đề
là nhằm dẫn dắt khách hàng tiềm năng từ nhận thức chung đến
mối quan tâm cụ thể, thì bạn đã làm tốt đến đâu? Nếu mục tiêu
lớn nhất của bạn là chốt được 400 đơn hàng – và đã hoàn thành
trong vòng 6 tháng, thì bạn đã xoay sở thế nào?

Một khi hiểu thấu mọi vấn đề, bạn có thể cải thiện cách thức

marketing nội dung hiện tại, bổ sung những thông tin thu hút, mang
tính thời sự và loại bỏ những nội dung mù mờ khó hiểu.

Ai: Hiểu rõ các yếu tố cấu thành độc giả B2B

Độc giả của bạn là ai? Họ băn khoăn điều gì? Bạn không thể

mang đến cho họ những nội dung phù hợp, giá trị nếu bạn không
hiểu lý do khiến họ chú ý và không thể chạm đến mối quan tâm
cũng như mục đích của họ. (Xem chương 3.)

Hầu hết các doanh nghiệp đều dễ dàng nhận ra điều này,

nhưng doanh nghiệp B2B thường sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Vấn
đề chính là nhiều doanh nghiệp B2B đã phác họa chân dung khách
hàng tiềm năng của họ quá chung chung – rốt cuộc, họ không thể
lên nét cụ thể cho toàn bộ bức tranh, hoặc không thể xác định đâu
mới là đối tượng công ty cần tiếp xúc và thu hút. Bạn có thể nghĩ
rằng chức danh và vai trò của đối tượng là tất cả những gì cần
thiết để định hướng nội dung, nhưng sự thật không phải như vậy.
Chúng tôi sẽ chỉ ra hai trường hợp khiếm khuyết điển hình của
phương thức này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.