NGHỆ THUẬT “CÂU” LIKE - Trang 317

Ka-Ching!

Jenny khẳng định: nội dung của Kodak vốn dĩ đã đóng vai trò

thúc đẩy kinh doanh. Kodak cũng đặt mục tiêu theo dõi những cuộc
thảo luận về công ty họ trên mạng: họ đã sắp đặt một “chuyên viên
lắng nghe”, người chuyên sử dụng các công cụ theo dõi truyền
thông như Radian6 (www.radian6.com) nhằm đo lường mức độ bàn
luận trên cộng đồng mạng. “Trong giai đoạn đầu của chiến dịch,
chúng tôi chỉ có khoảng 20% nội dung được nhắc đến,” Jenny cho
biết. Nhưng sau khi viết blog và đăng tweet về sản phẩm cũng như
tham gia cùng khách hàng trong những cuộc trò chuyện của họ trên
Facebook và Twitter, “tỉ lệ đã tăng lên một phần ba.”

Công ty cũng tìm cách tận dụng các đại sứ thương hiệu họ khai

thác được trên blog hay các trang mạng xã hội, nhằm nâng cao độ
nhận biết cho sản phẩm của họ. Chẳng hạn, gần đây Kodak đã lên
chiến dịch quảng bá cho nhãn hiệu máy ảnh mới bằng cách mời gọi
những độc giả theo dõi nội dung của họ trên Twitter đóng góp ý
kiến. Phần thưởng sẽ là một vé tham dự Triển lãm Điện tử Tiêu
dùng tại Las Vegas dành cho tuyên bố sản phẩm xuất sắc nhất.
“Chúng tôi đã phải chọn đến hai người, vì một trong số họ nói
‘chơi’, còn người còn lại nói ‘thể thao’. Về phần mình, chúng tôi
thích cái tên “chơi thể thao” (“PlaySport”) hơn.

Ý tưởng bạn nên đánh cắp

Tuyển dụng khôn ngoan. Nhân viên của Kodak chỉ là những gã

ngốc trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Do đó, ý tưởng khơi dậy niềm đam
mê chia sẻ những bức ảnh chụp và thông điệp cho nội dung blog cũng
như nội dung truyền thông xã hội không hẳn là một cách thúc đẩy
doanh thu. “Chúng tôi chẳng biết gì về nhiếp ảnh. Chúng tôi chỉ
biết ngây mặt ra khi nhắc đến lĩnh vực đó.” Jenny tiết lộ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.