luật pháp quy định, thành phố phải tổ chức đấu thầu các công trình của họ
để chọn ra nhà thầu bỏ giá thấp nhất mà không đếm xỉa đến chất lượng thực
thi công việc của các nhà thầu. Vì vậy, cần phải có những tiêu chuẩn khách
quan để thẩm định xem nhà thầu có đủ năng lực thực hiện công việc hay
không. Bất kỳ nhà thầu nào trước đây đã từng thực hiện tốt các công
trình của thành phố, đúng tiến độ và ngân sách, nên được chọn lựa một cách
ưu tiên.
Thứ hai, cái gọi là đạo luật Wicks
đã ảnh hưởng xấu đến các công trình
của thành phố. Theo luật này, các công trình nhà nước có trị giá trên năm
mươi ngàn đô-la đều phải được chia cho ít nhất bốn nhà thầu thực hiện. Mục
đích của luật này là gia tăng sự cạnh tranh giữa các nhà thầu và giảm chi phí
thực hiện. Nhưng mặt hạn chế của nó là chẳng có ai chịu trách nhiệm tổng
quát cả vì không có nhà thầu chính cáng đáng việc điều hành thi công; kết
quả là các công trình thường bị trì hoãn, gây nhiều tranh cãi và vượt ngân
sách.
Tôi không phủ nhận những luật này tạo nhiều trở ngại cho thành phố trong
việc thực hiện các công trình của họ, nhưng tôi tin rằng vấn đề chính nằm ở
khả năng lãnh đạo.
Khả năng lãnh đạo là chìa khóa để hoàn tất mọi công việc. Hầu như ngày
nào tôi cũng đến công trường để xem tiến độ đi đến đâu. Tôi đề ra thời hạn
sáu tháng để hoàn thành việc xây dựng lại Wollman Rink. Tuy nhiên, theo
tính toán của riêng mình, tôi cho rằng bốn tháng là đủ, cộng thêm một tháng
để sửa chữa những sai sót, nếu có. Theo kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng
bạn phải có chuyên môn, nắm vững công việc, và theo sát nhà thầu để thúc
đẩy họ hoàn tất công việc được giao đúng hạn và trong ngân sách dự trù.
Điều tệ hại nhất là không ai trong guồng máy lãnh đạo của thành phố đứng
ra nhận lãnh trách nhiệm về những thất bại trong dự án xây dựng lại
Wollman Rink. Tôi có một ví dụ điển hình cho việc này. Vào năm 1984,
Bronson Binger, khi đó đang là trợ lý của Ủy viên Hội đồng thành phố phụ