NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHÂU Á - Trang 56

thành con vịt.

Thành phần thứ ba là “họp hiệu quả”. Công ty chúng tôi thường tổ chức họp.
Phòng họp mà biết nói năng thì hẳn sẽ phải thú nhận là nó được nghỉ ngơi
nhiều quá. Chúng tôi tổ chức họp ở các cấp độ, từ quản lý chung đến điều
hành. Nhiều người chán nhưng không thể chối từ đến phòng họp vì họ buộc
phải đến. Họ chưa bao giờ được huấn luyện để hiểu và đánh giá tinh thần một
cuộc hội nghị. Trong trường hợp ấy, bàn hội nghị thường chuyển vào quán
café bên cạnh, nơi mọi người ngồi và chat (Chủ tọa cuộc họp hơn ai hết là
người thích tán gẫu. Đôi khi, nửa cuộc gặp rồi mà ông chủ tọa của chúng tôi
chưa mở đầu chương trình nghị sự). Thường các thành viên cuộc họp đến trễ
và đặc biệt thời nay, tiếng chuông điện thoại di động reo từng hồi, không
ngừng quấy rối. Thời gian lãng phí, và cuộc họp có còn hơn không ấy thường
tiến hành rất chậm.

Nhiều người chán nhưng không thể chối từ đến phòng họp vì họ buộc phải

đến. Họ chưa bao giờ được huấn luyện để hiểu và đánh giá tinh thần một

cuộc hội nghị.

Những căn bệnh họp hành không hiệu quả này lan truyền rộng khắp Trung
Quốc thời đầu mở cửa. Một người Trung Quốc đã nói đùa về điều ấy:

“Trung Quốc chúng tôi họp không cần chương trình nghị sự.

Thậm chí có chương trình nghị sự thì cuộc họp cũng chẳng bám theo.

Thậm chí có chương trình nghị sự được đề ra thì cũng không có kết luận.

Thậm chí có kết luận, thì cũng không có hướng hành động.

Thậm chí có hành động cũng không đưa đến mục đích”.

Có lẽ Trung Quốc và Thái Lan chẳng khác nhau nhiều. Chúng tôi đã mời
chuyên gia đào tạo cho nhân viên cách “họp hiệu quả”: tiến hành ra sao, lập
hệ thống để có cuộc họp hiệu quả. Không phải qua một đêm là phương pháp
này có thể thay đổi mọi việc, nhưng dù sao cũng cải thiện được mức độ hài
lòng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.