Giá trị là bền vững và sẽ chuyển thành quy chuẩn hay ván hóa doanh nghiệp.
Khi văn hóa công ty mạnh, nó hợp sức làm doanh nghiệp phát triển. Một
doanh nghiệp mới với các thành viên có lai lịch đào tạo khác nhau giai đoạn
đầu sẽ chưa bền vững vì nền văn hóa doanh nghiệp mạnh còn chưa phát triển.
Vấn đề là giá trị nào thích hợp với việc đặt nền móng. Có rất nhiều loại giá trị
tốt trên thế giới này, ví như giá trị của trường đại học đáp ứng niềm khát khao
kiến thức. Tuy nhiên, chúng ta tìm và chọn giá trị nào tốt nhất, phù hợp nhất
cho doanh nghiệp của chúng ta. Ngày nay, doanh nghiệp của chúng ta dựa
trên bảy giá trị: mạnh mẽ, dũng cảm, thành thật, thống nhất, rộng lượng, tôn
trọng, và biết thưởng thức vẻ đẹp cuộc đời.
1. “Sức mạnh” nghĩa là bạn phải chịu đựng và kiên trì chống lại trở lực, như
thép tốt dẻo dai và cứng rắn, chứ không mạnh mà dễ gãy. Bạn có thể vấp ngã,
nhưng bạn không bỏ cuộc. Sai lầm và thất vọng không làm bạn nản lòng.
Theo đuổi nhiệm vụ đến tận cùng. Kiên trì cho đến lúc đạt hoặc vượt mục tiêu
đề ra.
2. “Dũng cảm” có nghĩa là bạn phải có lòng dũng cảm để bênh vực những
nguyên tắc đạo đức và luân lý. Dám suy nghĩ, dám nói và dám làm điều phải,
dám lên tiếng chống lại bất công trong xã hội; cũng phải có cả lòng dũng cảm
để đương đầu với chủ. Càng khó hơn khi một ông chủ đủ dũng cảm mạo hiểm
với cả lòng khâm phục của mọi người để chông lại các nhân viên của mình.
Nhiều ông chủ dù thấy ý tưởng của nhân viên là đúng nhưng không làm gì
giúp lại mà còn nói kiểu: “Tôi cũng muốn cho bạn nhiều lợi ích hơn, nhưng
ban điều hành không cho phép điều ấy”. Loại người này thiếu lòng dũng cảm
nói lên sự thật.
3. “Thành thật” nghĩa là bạn phải giữ lời, vì nếu không giữ lời một lần, sẽ có
lần hai và thế là bạn trở thành người không đáng tin và không thành thật. Nếu
bạn không chắc, hãy suy nghĩ kỹ trước khi hứa. Không ai quan tâm bạn thay
đổi đến nghìn lần ý nghĩ, miễn nó còn trong đầu bạn. Một khi lời nói đã nói ra
thì phải được tôn trọng. Vì thế: “Khi chưa nói, bạn là ông chủ của lời nói; khi
nói rồi, bạn là đầy tớ của nó”. Có trường hợp lãnh đạo là người thay đổi mệnh
lệnh ba lần trong ba ngày, đưa những thay đổi ấy thành chính sách hằng ngày
thì không một nhân viên nào cho ông ta là người suy nghĩ nghiêm túc, hãy để
ông ấy tự tôn trọng chính mình.