NGHỆ THUẬT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC - Trang 49

ngoài. Nhưng mục tiêu đạt được sự hoàn hảo trong việc cải thiện môi trường làm việc, cải
thiện sản phẩm, dịch vụ cũng như tối ưu hóa mọi hoạt động chưa bao giờ được ưu tiên lên
hàng đầu, thậm chí còn không được xem là một nhiệm vụ. Như bác đã nói, nước Mỹ là
người đi đầu trong các hoạt động phát minh, sáng chế, từ máy tước bông đến máy nghe
nhạc cầm tay iPod. Nhưng nước Mỹ lại mắc một căn bệnh - tự hạn chế khả năng duy trì "cỗ
máy doanh nghiệp" hoạt động ở hiệu suất cao nhất.

- Đó không phải là bản tính con người sao? - Tôi hỏi. - Ý của cháu là việc tấn công một

lâu đài bao giờ cũng thú vị hơn là việc duy trì và bảo vệ nó. Phấn đấu đạt đến đỉnh cao thì
vẫn lý thú hơn là điều chỉnh và cải thiện không ngừng tình trạng hiện tại.

- Tất nhiên là như thế! - Bác Mike thừa nhận.

- Như việc ăn ngủ vô tội vạ hay mất kiên nhẫn khi gặp đèn đỏ cũng là bản tính con

người. Nhưng để xây dựng một xã hội thịnh vượng và phát triển, con người phải học cách
thay đổi những bản tính ấy. Đối với các doanh nghiệp cũng vậy. Chúng ta say mê với
những phát minh, sáng chế mới - đó là sự xuất sắc của chúng ta nhưng đồng thời chúng ta
lại thờ ơ với việc duy trì thành quả của mình bởi chúng ta không tự khám phá ra được sự lý
thú, động lực và cả những kỹ năng để đạt được sự tối ưu hóa - đó là chất lượng - trong tất cả
những công việc chúng ta đang làm.

- Vậy theo bác thì chúng cháu nên tối ưu hóa công việc tại Dairy Cream như thế nào

đây?

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI THẤT BẠI

Trước câu hỏi nôn nóng của tôi, bác Mike chậm rãi trả lời:

- Bước đầu tiên là nhận thức cái giá của sự thất bại. Khi cháu nhận ra được những khó

khăn, tổn thất mà mình sẽ gánh chịu nếu bị thất bại, cháu sẽ có động lực để ngăn chặn
những thất bại đó. Hãy xem lại vụ nổ tàu con thoi Challenger. Chúng ta đã tốn 2 tỷ đô-la và
hàng ngàn giờ lao động của các nhà khoa học, các kỹ sư tài giỏi nhất nước Mỹ để chế tạo
con tàu vũ trụ đó. Nhưng chúng ta đã đánh mất tất cả, kể cả mạng sống của 7 phi hành gia,
chỉ vì một con ốc hỏng trị giá có 900 đô-la! Khi những kỹ sư cảnh báo về lỗi đó trong con
tàu thì họ bị phớt lờ ngay với lý do tốn kém. Thế nhưng, việc điều tra và giải quyết thảm
kịch của con tàu Challenger cũng tiêu tốn của chúng ta tới 500 triệu đô-la - đủ để mua cả
nửa triệu con ốc mới!

Người ta thường nói "Đừng quá quan tâm đến những điều vặt vãnh". Đó có thể là một

triết lý giúp chúng ta giảm bớt những áp lực căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày nhưng
lại là con đường dẫn đến thảm họa khi điều hành một doanh nghiệp. Như trong vụ tàu con
thoi Challenger, chính những thứ vặt vãnh lại gây nên vấn đề lớn!

Những điều bác Mike giảng giải thật rõ ràng, tôi ngồi chăm chú lắng nghe như một cậu

học trò ngoan ngoãn. Bất chợt, tôi liên tưởng đến bản báo cáo của Thị trưởng thành phố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.