làm lại từ đầu, và lại phải tìm kiếm người khác – người không phản đối bạn – để
trò chuyện
Tạo đề tài trò chuyện
Bạn đã mỉm cười, giao tiếp bằng mắt, tìm được người dễ tiếp cận, giới thiệu tên
mình và gọi tên của họ. Vậy còn điều gì để bạn hỏi tiếp nữa không? Còn vô số thứ
bạn có thể hỏi! Đừng lo sợ – đây mới là lúc có rất nhiều điều thú vị. Nếu như bạn
là người nhút nhát, bạn sẽ cảm thấy rất thích thú với phần này. Vì nhiệm vụ của
bạn là làm cho người trò chuyện với bạn nói về bản thân họ. Đa số mọi người
thường thích nói về bản thân nếu như bạn cho họ cơ hội. Đây là một trong những
cách không cần phải động não nhiều để bắt đầu một cuộc trò chuyện thành công.
Nghệ thuật hỏi chuyện
Bằng cách đưa ra những câu hỏi mở, bạn khiến cho người nói chuyện cùng có cơ
hội bộc lộ bản thân nhiều hay ít tùy thuộc vào họ. Với những câu hỏi này, bạn
không thể chỉ đơn giản trả lời có hay không nhưng nó cũng không đặt ra những
yêu cầu bắt buộc. Đối tác sẽ cởi mở tùy từng mức độ để trò chuyện với bạn. Những
câu hỏi mở sẽ rất có tác dụng đối với đồng sự, trẻ em, hàng xóm, họ hàng, đồng
nghiệp cùng ngành nghề, bạn bè và những người lần đầu quen biết. Bí quyết áp
dụng thành công những câu hỏi gợi mở là lựa ra câu hỏi phù hợp và sau đó tiếp tục
đưa ra những câu hỏi khác nếu cần
Ví dụ như ta có thể thử nghiệm trò chuyện với một trong những đối tượng được
cho là khó bắt chuyện nhất: những đứa trẻ đang tuổi đến trường. Đây là những đối
tượng rất khó trò chuyện và rất mâu thuẫn khi trò chuyện với chúng. Tuy nhiên, vì
chúng là trẻ con, tôi đã tận dụng lợi thế đó để rèn luyện kỹ năng trò chuyện của
mình với chính hai đứa con tôi. Và tôi biết mình vẫn còn đủ nhạy bén để lôi kéo
chúng vào những cuộc trò chuyện { nghĩa.
Tan học về, khi các con tôi bước vào cửa, tôi hỏi: Hôm nay ở trường thế nào?
Ngay lập tức tôi được đáp lại: Tốt ạ. Thay vì coi đó là câu trả lời kết thúc của cuộc
trò chuyện, tôi hỏi tiếp một câu khác. Tôi hỏi: Hôm nay ở trường con thích gì? Bọn