chuyện này, bà nói là bà đã phải viết lại một câu văn đúng một trăm linh tư
lần. Mabel Herbert Umer tâm sự với tôi rằng có khi bà dành cả buổi trưa để
chỉnh sửa một hoặc hai câu trong một tác phẩm truyện ngắn mà sẽ được
đăng trên một vài tờ báo.
Gouverneur Morris đã kể lại phương pháp tỷ mẫn của Richard Harding
Davis để chọn được một từ đúng:
Mọi cụm từ trong câu chuyện khoa học viễn tưởng, trong vô số những
cụm từ mà ông có thể viết ra, là những cụm từ đẹp nhất, còn sót lại sau
đánh giá rất khắt khe của ông. Các cụm từ, các đoạn văn, các trang, thậm
chí là cả câu truyện được viết lại và viết lại rất nhiều lần. Ông làm việc với
nguyên tắc loại trừ. Nếu ông muốn diễn đạt một chiếc xe đi qua một cái
cổng, đầu tiên, ông viết một đoạn miêu tả dài và đầy đủ không thiếu bất cứ
một chi tiết nào mà một cặp mắt tinh tường nhất có thể nhận ra. Và từ đó,
ông sẽ bắt đầu lược bỏ dần những chi tiết mà ông cảm thấy rất khó khăn để
bỏ đi; và sau mỗi lần lược bỏ, ông tự hỏi: “Liệu bức tranh vẫn vậy chứ?”
Nếu bức tranh thay đổi, ông sẽ khôi phục lại chi tiết mà ông vừa loại ra, và
thử làm với những chi tiết khác. Cứ như thế và như thế cho đến khi bức
tranh của ông hiện lên trước mắt người đọc sinh động, rõ ràng và đầy đủ
(hoàn chỉnh mọi chi tiết). Chính những bức tranh đó đã làm cho câu truyện
của ông quyến rũ người đọc và được nhớ mãi.
Hầu hết mọi người trong chúng ta không có thời gian hoặc sự thích thú
để tìm kiếm cẩn thận những từ đắt giá. Những ví dụ này được đưa ra để
chứng tỏ cho bạn thấy những nhà văn coi trọng cách sử dụng từ và diễn đạt
chuẩn xác như thế nào. Tôi hy vọng rằng những ví dụ đó có thể khuyến
khích các sinh viên ngày càng quan tâm đến cách sử dụng ngôn từ tiếng
Anh. Tất nhiên, một nhà diễn thuyết không nên ngập ngừng trong một câu
để tìm ra những từ diễn đạt chuẩn xác mà anh ta nên luyện tập diễn đạt
chính xác hàng ngày cho đến khi nó trở nên thuần thục. Anh ta nên, nhưng
liệu anh ta có làm như vậy hay không?