NGHỆ THUẬT TINH TẾ CỦA VIỆC ĐẾCH THÈM QUAN TÂM - Trang 81

Nhưng những gì ông tìm thấy khi trở về Nhật Bản lại làm ông

khiếp đảm: một nền văn hóa bảo vệ người tiêu dùng, tư bản chủ
nghĩa, sự giả tạo làm mất hết tất cả truyền thống danh dự và hy sinh
mà thế hệ ông đã được truyền dạy và nuôi dưỡng.

Onoda cố gắng sử dụng sự nổi tiếng đột ngột của mình để ca tụng

các giá trị của nước Nhật cũ, nhưng ông bị ngó lơ trong cái xã hội mới
này. Ông bị xem như là một vật trưng bày hơn là một nhà tư tưởng
văn hóa nghiêm túc – một người Nhật Bản xuất hiện từ chiếc hộp
đựng những kỷ vật của một thời kỳ lịch sử để cho tất cả mọi người
chiêm ngưỡng, giống như một di vật trong viện bảo tàng.

Và điều đáng mỉa mai trong những sự mỉa mai, Onoda còn thấy

chán nản hơn nhiều so với quãng thời gian ông còn ở lại trong rừng
già. Ít nhất thì khi ở trong rừng, cuộc đời ông cũng tồn tại vì một điều
gì đó; có ý nghĩa nào đó. Điều ấy khiến sự đau khổ của ông có thể
chịu đựng được, mà thậm chí còn có một chút ít đáng ước ao. Nhưng
khi trở về Nhật, trong cái đất nước ngớ ngẩn mà ông thấy toàn là
những thanh niên lập dị chống lại quy ước xã hội và những người
phụ nữ phóng đãng trong những bộ đồ của phương Tây, ông phải đối
mặt với sự thật không thể lảng tránh: rằng sự tranh đấu của ông
không có nghĩa lý gì hết cả. Đất nước Nhật Bản mà ông từng sống và
chiến đấu vì đã không còn tồn tại nữa. Và gánh nặng của sự nhận
thức này đã xuyên thủng ông theo cái cách mà không một viên đạn
nào làm được. Bởi vì sự chịu đựng của ông không còn mang một
nghĩa lý gì, nó bỗng nhiên được nhận ra và thật đúng: ba mươi năm
bị phí hoài.

Và vì thế, vào năm 1980, Onoda thu thập đồ đạc và chuyển tới

Brazil, ông ở lại đó cho tới khi từ giã cõi đời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.