33
VÌ SAO CÁC NHÓM LẠI LƯỜI BIẾNG
Ỷ lại tập thể
N
ăm 1913, kỹ sư người Pháp Maximilian Ringelmann đã nghiên cứu sức
kéo của ngựa. Ông kết luận rằng hai con ngựa cùng kéo một chiếc xe không
tương đương với hai lần sức kéo của riêng một con ngựa. Ông rất kinh ngạc
trước phát hiện này nên quyết định sẽ làm thí nghiệm ở con người. Ông yêu
cầu một vài người đàn ông kéo một chiếc dây thừng và đo sức kéo của từng
người. Trung bình, nếu hai người cùng kéo với nhau, mỗi người chỉ bỏ ra
93% sức lực của bản thân, còn nếu ba người kéo, thì mỗi người bỏ ra 85%,
và với tám người thì chỉ 49%.
Khoa học gọi hiện tượng này là hội chứng ỷ lại tập thể. Nó xảy ra khi
công sức của cá nhân không thể hiện trực tiếp, mà hòa lẫn vào công sức của
tập thể. Nó xảy ra giữa những người chèo thuyền, nhưng không xảy ra trong
các cuộc đua tiếp sức, bởi khi đó, rất dễ nhận ra đóng góp của từng người. Ỷ
lại tập thể là một hành vi có lý: hà cớ gì bạn phải đầu tư toàn bộ năng lượng
khi mà chỉ một nửa đã là đủ - đặc biệt là khi tiết kiệm công sức một chút
cũng không ai hay biết? Đơn giản, ỷ lại tập thể là một hình thức ăn gian mà
tất cả chúng ta đều phạm phải ngay cả khi điều đó xảy ra một cách vô thức,
y như trường hợp của lũ ngựa kéo xe vậy.
Khi người ta làm việc cùng nhau, công sức của từng cá nhân giảm xuống.
Chuyện này không có gì lạ. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là sự đầu tư của
chúng ta không bị kìm hãm hẳn. Điều gì ngăn cản chúng ta thư giãn và để
mặc cho những người khác làm việc vất vả? Chính là hậu quả. Không bỏ
chút công sức nào thì sẽ bị phát hiện ngay, và cùng với nó là sự trừng phạt