NGHỆ THUẬT TƯ DUY RÀNH MẠCH - Trang 306

đáng ngờ? Những kiểm toán viên suy đồi đạo đức? Các mô hình kinh tế
chứa quá nhiều rủi ro? Lòng tham đơn thuần? Không chỉ một, mà tất cả
những lý do nêu trên, đều là nguyên do.

Một mùa hè ấm áp dễ chịu ở Ấn Độ, vụ ly dị của một người bạn, Thế

chiến I, bệnh ung thư, một vụ xả súng trong trường học, thành công toàn cầu
của một công ty, chữ viết được phát minh - bất kỳ người nào suy nghĩ sáng
suốt đều biết rằng không hề có một yếu tố duy nhất nào dẫn đến những sự
kiện trên. Thay vào đó, có hàng trăm, hàng ngàn, hoặc vô vàn những yếu tố
tích tụ vào. Thế mà chúng ta vẫn cứ cố gắng gán trách nhiệm cho một yếu tố
duy nhất.

“Khi một quả táo chín và rụng xuống - điều gì khiến nó rụng? Liệu có

phải vì nó bị lực hấp dẫn kéo xuống đất, hay cành cây đã mục ruỗng, vì mặt
trời đốt khô héo, vì nó trở nên nặng hơn, vì gió giật, hay vì thằng bé đứng
bên dưới muốn ăn nó? Không bao giờ chỉ có một nguyên do duy nhất.” Ở
đoạn văn trích trong Chiến tranh và hòa bình trên, Tolstoy đã nói trúng hiện
tượng này.

Giả sử bạn là nhà quản lý sản phẩm của một thương hiệu ngũ cốc ăn sáng

nổi tiếng. Hãng này vừa mới cho ra mắt một loại sản phẩm ít đường, có
thành phần tự nhiên. Sau một tháng, ai cũng thấy rõ sản phẩm mới này là
một thất bại. Bạn sẽ điều tra nguyên nhân như thế nào? Trước hết, bạn biết
rằng sẽ không bao giờ chỉ có một nguyên do duy nhất. Hãy lấy một tờ giấy
và viết ra tất cả những nguyên nhân tiềm tàng. Rồi tương tự hãy tìm ra
những nguyên do ẩn đằng sau những nguyên nhân vừa rồi. Sau một lúc, bạn
sẽ có một mạng lưới những yếu tố khả dĩ tạo nên nguyên nhân thất bại. Thứ
hai, hãy tô bật các yếu tố bạn có thể thay đổi và xóa đi những yếu tố bạn
không thể tác động (chẳng hạn như “bản chất con người”). Thứ ba, hãy tiến
hành kiểm nghiệm các yếu tố được tô bật đó ở các thị trường khác nhau.
Làm như vậy sẽ tốn thời gian và tiền bạc, nhưng đó là cách duy nhất để bạn
thoát khỏi vũng lầy của những giả định nông cạn.

Ảo tưởng về nguyên do duy nhất bắt nguồn từ thời xa xưa và có tính nguy

hại. Chúng ta xưa nay vẫn được dạy rằng con người là những kẻ “tự làm chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.