NGHỆ THUẬT TƯ DUY RÀNH MẠCH - Trang 53

15

VÌ SAO BẠN THƯỜNG ĐỀ CAO SỰ HIỂU BIẾT VÀ NĂNG LỰC
CỦA BẢN THÂN
Hiệu ứng tự tin thái quá

N

hạc sĩ yêu thích của tôi, Johann Sebastian Bach, không phải là một tượng

đài âm nhạc chỉ nhờ một bản nhạc duy nhất. Ông đã sáng tác vô số tác
phẩm. Số lượng là bao nhiêu thì tôi sẽ tiết lộ ở cuối chương này. Nhưng tạm
thời, tôi xin đưa ra một câu hỏi nhỏ với bạn: bạn nghĩ Bach đã sáng tác bao
nhiêu bản nhạc? Hãy chọn một khoảng ước lượng nào đó, chẳng hạn như từ
một trăm đến năm trăm, làm sao để đoán đúng tới 98% và chỉ sai lệch 2%.

Chúng ta nên tự tin đến đâu về vốn kiến thức của mình? Hai nhà tâm lý

học Howard Raiffa và Marc Alpert đã phỏng vấn hàng trăm người với cùng
kiểu câu hỏi như tôi đưa ra ở trên. Đôi khi họ còn yêu cầu những người tham
gia ước tính tổng sản lượng trứng của nước Mỹ hoặc số lượng bác sĩ nội
khoa và bác sĩ ngoại khoa được liệt kê trên những “trang vàng” danh bạ điện
thoại của Boston hoặc số lượng xe hơi ngoại nhập của Mỹ, hoặc thậm chí là
tổng số tiền phí thu được từ kênh Panama tính theo đơn vị triệu đô la. Các
đối tượng phỏng vấn có thể chọn bất kỳ một khoảng ước lượng nào mà họ
muốn, nhưng không được sai quá 2% mỗi lần. Kết quả thu được hết sức thú
vị. Tổng kết lại, thì thay vì chỉ sai 2%, họ đoán sai tới 40%. Các nhà nghiên
cứu gọi hiện tượng thú vị này là hiệu ứng tự tin thái quá.

Hiệu ứng tự tin thái quá còn đúng với các dự báo, ví dụ như tình hình thị

trường chứng khoán trong một năm, hoặc lợi nhuận của công ty bạn trong
vòng ba năm. Chúng ta luôn tự tin thái quá vào kiến thức cũng như khả năng
dự đoán của mình một cách có hệ thống - ở hầu hết mọi lĩnh vực. Hiệu ứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.