NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 105

ta cầm lên tay bất kì một tập giáo khoa lí thuyết
suông siêu hình nào, chúng ta hãy hỏi: “Nó có
chứa đựng bất kì suy ngẫm trừu tượng nào liên
quan đến số lượng hay con số không?” Không,
“Nó có chứa đựng bất kì suy ngẫm thực nghiệm
nào liên quan đến thực tế hay sự tồn tại không?”
Không. Vậy thì hãy đưa nó làm mồi cho lửa, vì
nó chẳng chứa đựng cái gì, ngoài nguỵ biện và
ảo giác”.

Tại điểm nối này của lịch sử, một vài nhà triết học đã không chắc chắn rằng

việc họ được giải thoát khỏi giáo điều của Nhà Thờ có phải là một sự giải
phóng vĩ đại hay không. Các nhà siêu hình học thời kì trước đó đã hi vọng xây
dựng nên một triết thuyết mới có thể đồng hành cùng nền nghệ thuật và vật lí
của thời đại. Hume đã xé vụn bản thiết kế công phu của họ và châm cho nó
một que diêm.

Trong khung cảnh ấy, đã xuất hiện một anh hùng bất ngờ là Immanuel Kant

(1724-1804). Vị giáo sư nhỏ nhắn người Đức này đã cứu triết học thoát khỏi
các lập luận của Hume và đặt nó lên một nền tảng đủ vững chãi để thực sự
cùng tồn tại với nghệ thuật hiện thực và vật lí học Newton. Ông bắt đầu xây
tòa nhà tư tưởng đồ sộ của mình bằng việc xoáy vào gót chân Achilles của toàn
bộ lập luận của Hume - toán học. Kant viết: “Ví dụ Sáng ngời của toán học đã
minh chứng cho việc chúng ta có thể tiến lên được bao xa, độc lập với tất cả
kinh nghiệm, trong một hiểu biết tiên nghiệm (a priori)”. Từ kết quả của quan
sát này, Kant nói lên cái điều giản dị mà các nhà triết học châu Âu trước ông đã
không tìm ra: hiểu biết của chúng ta về thế giới không phải hoàn toàn bắt
nguồn từ các trải nghiệm của chúng ta.

Kant cho rằng đã có một thứ chất nền của sự hiểu biết về bản thân và thế

giới được lắp sẵn ngay trong trí não con người, ngay từ khi chúng ta bắt đầu
hình thành trong bụng mẹ (in utero). Ông tự hỏi điều gì sẽ xảy ra, nếu chúng ta
có được sự hiểu biết độc lập với giác quan-kinh nghiệm, thứ hiểu biết mà chân
lí của nó là chắc chắn đối với chúng ta, thậm chí trước cả khi ta có trải nghiệm
- một thứ tiên nghiệm? Nếu được như thế, thì theo Kant, chân lí tuyệt đối và
khoa học tuyệt đối là điều có thể. Kant đưa ra những câu hỏi này bởi vì ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.