NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 11

mà không có sự tưởng tượng, cũng như không có nghệ thuật nào mà không có
sự thật”.

Trong phạm vi của chủ đề khoa học, ở cuốn sách này, tôi sẽ tập trung vào

vật lí theo quá trình mà nó đã phát triển mấy trăm năm trở lại đây. Tuy nhiên,
xin độc giả lưu ý rằng nhà vật lí ngày nay đang khoác một chiếc áo choàng
được truyền từ đời này sang đời khác trong lịch sử nhân loại. Nhà vật lí ngày
nay là đại diện đương đại của một truyền thống quang vinh, mà chúng ta có thể
khám phá ra nguồn gốc sâu xa của nó thông qua những nhà khoa học đầu tiên -
các nhà thần học đạo Cơ đốc, các nhà triết học tự nhiên, các tu sĩ đa thần giáo
và các pháp sư thời đồ đá cũ, những người xuất sắc nhất trong số họ đã đóng
góp từng mảnh một trong cái trò chơi chắp hình đến bất tận của tự nhiên. Có
lẽ, nhà vật lí đầu tiên chính là cái người đã khám phá ra cách làm thế nào để
tạo nên một ngọn lửa.

Tôi đã chọn riêng ra ngành vật lí, bởi vì trong thế kỉ này, tất cả các ngành

khoa học “cứng” khác đều nhận thấy rằng chúng đều được neo chung vào cái
tảng đá này. Hoá học khởi đầu bằng những cố gắng nhằm xác định và phân lập
các nguyên tố, và đi đến chỗ hòa nhập vào các định luật chi phối các hiện
tượng ở cấp độ nguyên tử. Thiên văn học bắt đầu từ niềm ngạc nhiên thích thú
trước chuyển động của các thiên thể và tiến đến việc tìm hiểu cấu trúc của hệ
mặt trời. Ngày ngay, khi nghiên cứu các thiên hà, nhà vật lí thiên văn nói về
các định luật chi phối các lực và vật chất. Khởi đầu từ phép phân loại các
giống loài ở thời Aristotle, sinh học đã phát triển thành sự nghiên cứu về mối
tương tác vật lí của các nguyên tử trong sinh học phân tử. Vật lí, trước kia chỉ
là một ngành trong các ngành khoa học, đến thế kỉ này đã được trao vương
miện, trở thành ông Vua của các ngành Khoa học.

Trong trường hợp của các ngành nghệ thuật thị giác, bên cạnh việc tô điểm,

bắt chước, diễn giải hiện thực, một số ít nghệ sĩ đã sáng tạo ra một loại ngôn
ngữ kí hiệu / biểu tượng biểu trưng cho những thứ mà chưa có từ ngữ để gọi
chúng. Giống như Sigmund Freud viết trong tác phẩm Văn minh và những sự
bất bình của nó
đã ví sự tiến bộ của toàn thể những con người trong một nền
văn minh như sự phát triển của một đời người, tôi cho rằng những cách tân cơ
bản của nghệ thuật là hiện thân của các giai đoạn tiền ngôn ngữ của các khái
niệm mới mà cuối cùng chúng sẽ làm thay đổi cả một nền văn minh. Dù là một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.