NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 9

Mục đích của nghệ thuật là phơi trần những câu
hỏi đã bị các câu trả lời che giấu đi mất.

James Baldwin

Vật lí là một hình thức thấu hiểu và như thế, nó
là một hình thức nghệ thuật.

David Bohrn

Chương 1: ẢO ẢNH/ HIỆN THỰC

Nghệ thuật và vật lí là một cặp ghép thật lạ lùng. Trong một loạt các lĩnh

vực của con người, liệu còn có hai cái nào xa biệt với nhau hơn thế không?
Người nghệ sĩ sử dụng hình tượng và ẩn dụ; còn nhà vật lí thì dùng con số và
phương trình. Nghệ thuật ôm trùm một lãnh địa tưởng tượng của các đặc trưng
mĩ học, còn vật lí tồn tại trong một thế giới của các quan hệ toán học được
khoanh định một cách rạch ròi giữa những thuộc tính có thể lượng hóa được.
Từ trước đến giờ, nghệ thuật đã sáng tạo nên các ảo ảnh nhằm khơi gợi cảm
xúc, còn vật lí là một ngành khoa học chính xác tạo nên tính có lí. Thậm chí
những luận đề khuôn sáo của hai lĩnh vực này cũng đối nghịch nhau như hai
cực trái đất. Trong trường đại học, lớp sinh viên nghệ thuật tiên phong thời
thượng thường không giao du với đám đồng trang lứa phàm phu hơn ở khoa
vật lí. Nếu tình cờ đem đặt cạnh nhau thì thấy hai lĩnh vực này dường như chả
có mấy gì chung: nghệ thuật ít khi, nếu như có, được đả động đến trong bất kì
một cuốn sách giáo khoa tiêu chuẩn nào về vật lí, còn các nhà nghiên cứu lịch
sử nghệ thuật cũng hiếm khi diễn giải tác phẩm của một nghệ sĩ dưới ánh sáng
của khuôn khổ khái niệm vật lí.

Tuy nhiên, bất chấp những khác biệt có vẻ như không thể dung hòa nổi ấy,

có một đặc tính cơ bản đã liên kết vững bền hai lĩnh vực này. Cả nghệ thuật đột
phá lẫn vật lí có tầm dự báo xa đều là những cuộc khám phá vào bản chất của
hiện thực. Roy Lichtenstein, nghệ sĩ trường phái bình dân những năm 60 của
thế kỉ hai mươi, đã tuyên bố: “Nhận thức có tổ chức chính là cái mà nghệ thuật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.