NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 117

cũng bao gồm cả những biến dạng mà thông thường thì bộ não đã lọc đi.
Camera không có óc suy nghĩ, cho nên nó bỏ qua mĩ học của quá trình diễn
giải. Vì bức ảnh chứa đựng thông tin chính xác về quan hệ thị giác của các bộ
phận đối với một tổng thể, đó chính là Cơ sở của khoa học phối cảnh, nên máy
ảnh đã cho phép người nghệ sĩ lần đầu tiên có thể so sánh những quan sát riêng
của họ về tự nhiên với một chuẩn mực khách quan.

Nhiều người đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng sự ghi lại bằng ảnh chụp

và tranh vẽ của họa sĩ không phải lúc nào cũng giống hệt như nhau. Ví dụ như
biến dạng khác thường của bàn tay: nó trở nên khổng lồ khi được đặt chụp sát
ống kính máy ảnh, tạo nên một dị thường quang học mà người ta không thấy
khi đặt tay gần mắt người quan sát. Sự tồn tại của những biến dạng như vậy đã
đặt câu hỏi nghi ngờ tính xác thực của câu tục ngữ “nhìn thấy là tin” và thay nó
bằng câu “máy ảnh không nói dối”. Sự chuyển dịch trong thái độ này thực tế
đã phản ánh một sự chuyển dịch quan trọng hơn - đó là việc tái định vị chân lí
quang học từ trung tâm thị giác của bộ não sang một mảnh giấy phủ các hạt
bạc, và nó đã không trôi đi mà không được ít nhiều nghệ sĩ của thế hệ mới chú
ý.

Bên cạnh việc xác định lại một số quy tắc phối cảnh bằng cách đo chính xác

không gian, máy ảnh còn chặn dòng chảy của thời gian, làm nó đột ngột đứng
sững lại. Máy ảnh có thể làm đông cứng một khoảnh khắc, và tranh cãi lớn đầu
tiên được giải quyết bằng máy ảnh là câu hỏi có từ lâu đời - con ngựa chạy như
thế nào? Vó ngựa chạy nước kiệu và phi nước đại chuyển động quá nhanh so
với mắt thường để phân biệt được tiến trình tuần tự chính xác của chúng. Một
số người tin rằng có một lúc nào đó cả bốn móng ngựa đều rời khỏi mặt đất;
một số người khác thì cho rằng ngay cả khi phi nước đại, con ngựa cũng không
có lúc nào bay lên trên không trung cả. Các họa sĩ miêu tả ngựa phi không thể
xa xỉ chờ đợi sự nhùng nhằng này, họ phải chọn vẽ một trong hai phương án.
Trước khi có máy ảnh, công thức kinh viện miêu tả một con ngựa phi nước đại
là hai vó trước vươn ra phía trước cùng lúc hai vó sau xoải thẳng về phía sau.

Máy ảnh đã chấm dứt sự bất định này. Năm 1872, có hai kị sĩ đã đánh cược

với nhau về vấn đề này và một trong hai người, Leland Stanford, đã thuê
Eadweard Muybridge giải quyết. Muybridge đặt một dãy camera dọc theo con
đường đua, sử dụng một hệ thống phức tạp các sợi dây làm lẫy khởi động chụp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.