NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 122

Manet thực hiện lời của mình và đem trình làng một loạt bức họa, tạo nên

một chấn động trong thế giới nghệ thuật. Năm 1863, ông trưng bày bức tranh
lớn của mình Lé Déjeurner sur l'herbe (Bữa trưa trên cỏ) (Hình 8.1) tại Salon
des Refusés, một triển lãm không chính thống, do các họa sĩ tự tổ chức để phản
đối việc họ bị từ chối không được bày tranh tại salon chính thức. Nhiều nhà
nghiên cứu lịch sử nghệ thuật đã đánh dấu sự kiện này là sự mở đầu của nghệ
thuật hiện đại.

Trong khuôn khổ những quy ước của một giai đoạn nào đó, các nghệ sĩ có

thể lựa chọn cả chủ đề lẫn cách thức mà họ sẽ miêu tả chủ đề đó; những hình
thức diễn đạt cụ thể của họ hàm chứa các cách mà họ nhìn thế giới. Kể từ khi
nghệ thuật ra đời hàng nghìn năm trước đây, cái nhìn ấy luôn luôn có thể lí giải
được. Người xem có thể dùng các quy tắc cảm nhận thông thường của lí trí để
nhìn ra được một tác phẩm nghệ thuật. Tại viện hàn lâm, có một mệnh lệnh sắt
đá rằng nghệ thuật thì phải hiểu được.

Múa vung bút vẽ, Manet đã thách thức cái châm ngôn cơ bản này bằng việc

tạo nên một bức họa không hề chứa đựng sự nhất quán logic. Không có câu
chuyện nào trong đó, sự ám chỉ về một huyền thoại nào đó cũng thật mong
manh, và bức tranh không có gì là đẹp mắt. Tóm lại, không thể diễn giải nó
một cách dễ dàng. Bốn nhân vật trong Bữa trưa trên cỏ đều không có gắn bó gì
với nhau và thậm chí không buồn nhìn đến nhau nữa. Việc đặt một người phụ
nữ khỏa thân nhìn thẳng vào người ngắm tranh trong khi hai gã thị dân phong
lưu quần áo đầy đủ đang đàm đạo một chủ đề gì đó, không hề để ý đến người
đàn bà kề cận, đã khiến cho các nhà phê bình Paris phẫn nộ. Khác hẳn với toàn
bộ nghệ thuật trước đó, bức tranh chả đem lại ý nghĩa gì cả và họ coi nó là vô
đạo đức. Hầu hết các nhà phê bình tin rằng Monet hoặc là điên và bất tài, hoặc
là một tay xỏ lá.

Bên cạnh những nghịch lí rành rành về chủ đề. Bữa trưa trên cỏ còn chứa

đựng những bất thường khác, tinh tế hơn và mang tích cách mạng. Manet cố
tình vi phạm các luật lệ đã được cụ thể hóa của phép phối cảnh. Ông đã tách
rời tiền cảnh với phông nền bằng cách xoá bỏ trung cảnh.

Người đàn bà đang tắm trong cái ao ở phía sau của bố cục sẽ phải là một

người khổng lồ cao đến hai mét bảy nếu tính đúng theo tỉ lệ phối cảnh. Trước
đây, khi một họa sĩ có biến cải tỉ lệ phối cảnh, thì nó chỉ làm tăng thêm bố cục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.