NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 168

được khát khao nào đó - cụ thể là cầu mong nó - thì sẽ có tác động đến kết quả
của các sự kiện thực tế. Trong tâm trí của mình, trẻ thơ chấp nhận một mức độ
cao của tính chủ quan khi nhìn nhận thế giới bên ngoài.

Tôi cho rằng trong hiểu biết của chúng ta về phép mầu, tương tự như nhiều

điều khác, lịch sử văn minh nhân loại đã tiến diễn song song như sự phát triển
của một đứa trẻ. Trước thế kỉ thứ sáu trước CN, tất cả các nền văn minh đều tin
vào tính chủ quan của các sự kiện xảy ra. Con người có một niềm tin chung
rằng các thần thánh hoặc ma quỷ đã can thiệp vào công việc của họ, dẫn đến
việc họ nghĩ ra các nghi thức tế lễ có liên quan mà nhiều nghi thức ấy thể hiện
sự cầu mong chung của tập thể. Niềm tin cho rằng một buổi lễ có thể chấm dứt
một nạn hạn hán hoặc chữa khỏi một bệnh dịch phụ thuộc vào các giá trị văn
hóa và tôn giáo.

Rồi như chúng ta đã biết, một hệ thống mới dựa trên tính khách quan đã xuất

hiện ở Hi Lạp cổ đại. Bằng việc đưa ra sự nghi ngờ duy lí, người Hi Lạp bắt
đầu cái nhiệm vụ khó khăn là tách vũ đài của khoa học ra khỏi lãnh địa của
phép mầu. Việc họ phát hiện ra rằng thế giới là có trật tự và trật tự của thế giới
có thể quy giản về các con số là một chiến thắng của bán cầu não trái thuộc về
logic, và họ đã tung hô vị thế của nó, trong khi hạ thấp những trầm ngâm trực
giác của bán cầu não phải. Những nhà triết học buổi đầu, khi cố gắng giải thoát
trí tuệ ra khỏi quá khứ nồng nàn tâm tình của nó, đã có đủ lí do để không tin
vào các xúc cảm, linh tính và tính khó tiên đoán đến lạ lùng của phần bộ não
già hơn. Cicero, nhà hùng biện kiêm triết gia thế kỉ thứ nhất, nhìn lại cái thời
điểm quyết định này trong lịch sử và cho rằng Socrates chính là nhà tư tưởng
có ảnh hưởng đầu tiên trong việc tách trí tuệ ra khỏi trái tim, hay theo như cách
nói của chúng ta ngày nay, tách bán cầu não trái ra khỏi bán cầu não phải.

Suy nghĩ theo phép mầu là phản đề của lí trí. Bởi vì trẻ em không có khả

năng tách biệt hai phạm trù của Descartes là res extensa (cái bên ngoài) và res
cogitans
(cái bên trong), nên trẻ em đặt niềm tin của chúng vào thế giới giống
như thật của các giấc mơ, huyền thoại và truyện cổ tích. Nhà tâm thần học Carl
Jung đã khảo sát những dòng chảy vọt lên từ tầng đất ngầm tâm thần này và
cho rằng các nguyên mẫu anh hùng cả nam lẫn nữ cũng như lũ yêu quái ma
quỷ có đầy trong cuộc sống tinh thần của trẻ cũng phát sinh từ cái ao chung đó.
Mặc dù Jung tin rằng quyền lực của chúng vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới chúng ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.