NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 178

được ở người giản dị, và chỉ có những người nào
theo một ý nghĩa nhất định nào đó, không hề
mưu mẹo ma mãnh, mới có thể có khả năng nhận
biết chân lí. Trong trường hợp của một người
như Einstein, chúng ta không lí giải nổi, nhưng
cảm thấy rằng chắc chắn có một mối liên hệ bên
trong tất yếu giữa tính đơn giản đến phi thường
về mặt lí thuyết trong công trình của ông với bản
chất giản dị của chính con người ông. Chúng ta
cảm thấy rằng chỉ có một người nào đó bản thân
phải giản dị đến thế thì mới có thể nghĩ ra nổi
những ý tưởng như vậy”.

Một trào lưu khác thường trong cái thế kỉ mười chín mang tính quyết định

luận ấy, là sự xuất hiện đầy nghịch lí của các câu truyện cổ tích được viết thành
văn. Đầu tiên là bộ sưu tập truyện cổ dân gian của anh em nhà Grimm, xuất
bản năm 1812-1822, rồi đến các câu chuyện thần tiên thú vị của Hans Christian
Andersen tiếp nối ra đời năm 1835. Thần thoại, truyện tưởng tượng và các lực
lượng siêu nhiên đã chuẩn bị cho sự chào đón tức thì và nồng nhiệt một loại
truyện trẻ con khác hẳn - đó là cuốn Alice ở Xứ Sở Thần Kì. Năm 1865, bốn
mươi năm trước khi thuyết tương đối hẹp dỡ tung toàn bộ mẫu hình đang tồn
tại về thực tại, một nhà toán học ở trường Cambridge tên là Charles Dodgeson,
với bút danh Lewis Caroll, đã cho xuất bản tác phẩm kinh điển ấy của mình.
Ông viết ra cuốn truyện tinh nghịch này để tặng cho cô con gái út của một
đồng sự. Nhân vật chính của câu chuyện, cô bé Alice, đã lạc vào một thế giới
trong đó sự biến dạng của không gian, thời gian và tính không bền vững của
các vật là một phần không thể tách rời của câu chuyện. Những thay đổi khác
thường mà Alice phải chịu khi cô bé thí nghiệm với các món đồ ăn khác nhau
đã tạo ra những biến dạng về thị giác giống đến kì lạ so với tính đàn hồi của
người và vật trong các điều kiện mà vận tốc tiến đến c. Trong không-thời gian,
không hề có khoảng nào để đi xuyên qua đó cả, ở Xứ Sở Thần Kì cũng như
vậy, Nữ hoàng Đỏ đã nói với Alice: “Bây giờ, tại đây, nhà ngươi sẽ thấy: nhà
ngươi
phải cắm đầu cắm cổ chạy hết sức, để ở y nguyên một chỗ”. Lời lẩm
bẩm chán chường của chú thỏ trong câu chuyện Qua chiếc gương soi “Mình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.