Tôi là người nguyên thủy của cái con đường mà
tôi đã khám phá ra.
Paul Cézanne
Chương 11: NGHỆ THUẬT NGUYÊN THỦY/
“Nguyên thủy” là một từ mang các ý miệt thị ở trong nhiều giới khác nhau;
nhưng trong thế giới nghệ thuật, nó lại chỉ một phong cách hay một thái độ rất
đặc thù và tôi sẽ dùng thuật ngữ này với ý nghĩa ấy đối với toàn bộ cuốn sách.
Người nguyên thủy là một người nào đó thuộc về một xã hội chưa có chữ viết.
Nghệ thuật nguyên thủy, nói theo nghĩa rộng, là nghệ thuật ra đời từ xã hội ấy
hay đại diện cho xã hội ấy, nơi mà các từ ngữ được nhìn thấy qua văn tự vẫn
chưa lật đổ sự ưu việt của ý nghĩa nghe qua lời nói.
Nghệ thuật nguyên thủy khác truyền thống nghệ thuật hàn lâm phương Tây
chủ yếu ở chỗ người nghệ sĩ bộ lạc này không tìm kiếm việc làm sao cho “phù
hợp” với hiện thực nhiều bằng việc “tạo ra” nó. Sự khác biệt này, theo diễn giải
chi tiết của Ernst Gombrich, đã khiến cho các nghệ sĩ nguyên thủy sáng tạo
nên những tác phẩm phù hợp với những cái nhìn bên trong, hơn là với các biểu
hiện bên ngoài. Làm như vậy, các nghệ sĩ nguyên thủy đã đối lập trực tiếp với
cả Plato lẫn Aristotle - những người đã tin rằng điệp màu với thiên nhiên, bắt
chước thiên nhiên là một động lực bẩm sinh của bản tính con người.
Giống như thế giới quan của trẻ thơ, thế giới quan của người nguyên thủy
khác cơ bản với thế giới quan kiểu Newton. Chẳng hạn, chủ nghĩa nguyên thủy
không tách bạch thời gian riêng và không gian “thật” của thế giới khách quan
với cái nhìn bên trong đầy chất thi ca huyền thoại của người nghệ sĩ. Hơn thế
nữa, các xã hội nguyên thủy còn gán cho nhiều đối tượng nghệ thuật những
quyền năng thần kì. Sự tương đồng giữa thế giới quan của trẻ thơ và của người
nguyên thủy làm cho người ta có thể nói được một cách hơi ngoa ngôn rằng
“Tập hợp bằng hữu của trẻ con toàn thế giới chính là cái tập hợp lớn nhất của
các bộ tộc nguyên thủy, và chỉ có nó mới không có dấu hiệu gì là tàn lụi di”.