Trong các giới nghệ thuật và tâm lí học vẫn đang còn tồn tại một cuộc tranh
luận sôi nổi về vấn đề có thực là thế giới tồn tại theo phối cảnh, hay là do
chúng ta đã học được lối nhìn thế giới theo cái kiểu đặc biệt như vậy. Tuy
nhiên, chính việc công nhận rằng không phải ai cũng có thể “nhìn” thế giới
theo phối cảnh đã phủ bóng nghi ngờ lên “chân lí” của niềm tin của chúng ta
về không gian Euclid, coi nó là kiểu không gian duy nhất mà ta có thể hình
dung ra.
Các khái niệm của người nguyên thủy về không gian cũng như thời gian đều
khác so với những khái niệm được phát triển ở châu Âu. Bất kì một ai đã từng
học một thứ tiếng châu Âu đều biết rằng việc chia động từ, cái khu rừng rậm
phức tạp của thức giả định thời hiện tại, hiện tại hoàn thành, tương lai là phần
khó nhất trong một ngôn ngữ. Diễn đạt được vị trí chính xác mà một hành
động xảy ra trong thời gian đã là một ám ảnh xuyên suốt toàn bộ các ngôn ngữ
hệ Roman. Rồi hãy xem. Benjamin Lee Whorf ngỡ ngàng phát hiện ra rằng
một bộ tộc da đỏ vùng Tây Nam đã tạo ra một loại ngôn ngữ không có bóng
dáng các thì quá khứ, hiện tại và tương lai:
“Ngôn ngữ của người Hopi không hề chứa đựng
cái gì ngụ ý “thời gian”, cả minh định lẫn mặc
định. Cùng lúc ấy, (nó) lại có thể bao gồm hết và
miêu tả một cách chính xác, theo ý nghĩa thực
dụng hay vận hành, toàn bộ các hiện tượng quan
sát được của vũ trụ này... Giống như việc có thể
có nhiều loại hình học khác với hình học Euclid
(sic) và đều diễn tả một cách hoàn thiện như
nhau về kết cấu của không gian, thì cũng có thể
có nhiều kiểu miêu tả khác nhau về Vũ trụ, tất cả
đều có giá trị, đều không chứa đựng những quan
niệm đối lập quen thuộc của chúng ta về không
gian và thời gian. Quan điểm theo thuyết tương
đối của vật lí hiện đại là một trong những cái
nhìn ấy, được hình thành từ suy luận toán học.
Tiếng Weltanschauung của người Hopi lại là một