thạch và chấp nhận một chân lí khác - người nghệ sĩ và nhà vật lí hầu như chắc
chắn bao giờ cũng đi tiên phong.
Một số người có thể phản bác việc ghép đôi nghệ thuật với vật lí, bởi vì
người nghệ sĩ không những chỉ quan tâm đến hiện thực bên ngoài mà còn cả
thế giới bên trong của tình cảm, tưởng tượng, mơ ước và cả tinh thần nữa.
Trong khi nghệ thuật được coi là mang tính tương đối chủ quan, thì vật lí cho
đến thế kỉ này vẫn cẩn trọng tránh bất kì sự đề cập nào đến sự liên quan giữa
các tư duy bên trong và thế giới bên ngoài. Thay vào đó, vật lí bận tâm tới lãnh
địa khách quan của các chuyển động, các vật thể và các lực. Sự khác nhau hiển
lộ này giữa nghệ thuật và vật lí đã nhòa đi dưới ánh sáng của những phát lộ
gây sửng sốt của các nhà vật lí lượng tử, nảy sinh từ sự kết hợp hai mặt đối lập
nhau của ánh sáng.
Năm 1905, Albert Einstein đưa ra ý kiến nói rằng ánh sáng có thể tồn tại
dưới dạng hạt, gồm các phần tử rất nhỏ gọi là photon. Trong vòng hơn hai trăm
năm trước đó, ánh sáng đã được thực nghiệm chứng minh là một loại sóng. Ý
kiến của Einstein đã ngụ ý rằng ánh sáng có hai bản chất khác biệt và dường
như đối lập nhau: bản chất sóng và bản chất hạt. Ở ngưỡng của của thế kỉ hai
mươi, đặc tính lạ lùng này của thực tại lượng tử đã trở thành một công án đạo
Thiền. Cái nút thắt trí tuệ này dường như không thể nào tháo gỡ nổi, bởi không
thể áp dụng các quy tắc logic thông thường để giải quyết.
Trong một nỗ lực táo bạo, năm 1926, Niels Bohrs đã hợp nhất hai mặt đối
chọi này của ánh sáng trong thuyết về tính bổ sung của mình. Bohr nói một
cách giản dị rằng ánh sáng không phải là sóng hay là hạt, mà nó vừa là sóng
vừa là hạt. Cần phải hiểu biết cả hai mặt khác hẳn nhau này mới có thể mô tả
trọn vẹn về ánh sáng; hiểu biết chỉ mặt này hay mặt kia thôi là không đủ.
Và như người ta qua thực tế đã thấy, ánh sáng chỉ để lộ một đặc tính của nó
tại một thời điểm, kì cục giống hệt như trò nhòm lỗ xem hình tại hội chợ. Mỗi
khi nhà vật lí lập ra một thí nghiệm để đo lường tính chất sóng của ánh sáng,
thì hành động chủ quan của nhà vật lí quyết định sử dụng thiết bị đo nào - bằng
một cách huyền bí nào đó - đã ảnh hưởng tới kết cục của thí nghiệm, và ánh
sáng đã đáp lại với tư cách của một loại sóng. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra
mỗi khi nhà vật lí bắt tay vào đo tính chất hạt của ánh sáng. Và như vậy, “tính
chủ quan” - con chiên ghẻ của tất cả các khoa học (cũng như của mọi ngọn