NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 20

nguồn sáng tạo nghệ thuật) - đã miễn cưỡng được chấp nhận vào trong cái
thành trì được bảo vệ cẩn thận của vật lí cổ điển. Werner Heisenberg, cộng sự
gần gũi của Bohr, đã phát biểu ủng hộ cái quan niệm kì lạ này: “Việc phân chia
thông thường thế giới ra làm hai phần chủ thể và khách thể, thế giới bên trong
và thế giới bên ngoài, thể xác và tâm hồn, đã không còn thỏa đáng nữa... Khoa
học tự nhiên không chỉ đơn giản là mô tả và giải thích tự nhiên; nó còn là một
bộ phận của mối tương tác giữa tự nhiên và bản thân chúng ta”. Theo vật lí
mới, người quan sát và vật được quan sát, bằng cách nào đó, có một mối liên
kết với nhau; và cái lãnh địa của tư duy chủ quan ở bên trong con người hóa ra
được kết giao mật thiết với thế giới bên ngoài của các thực tế khách quan.

John Wheeler, học trò của Bohr, sau đó đã mở rộng thuyết lưỡng diện của

thầy mình, phát biểu rằng Bộ óc và Vũ trụ, giống như sóng và hạt, tạo nên một
cặp bổ sung khác. Lí thuyết của Wheeler đưa ra một mối kết nối giữa địa hạt ý
thức bên trong (Bộ óc) với cái tương hỗ của nó là thế giới bên ngoài của các tri
giác (Vũ trụ). Theo Wheeler. Bộ óc và Vũ trụ đã tích hợp với nhau không thể
nào tách bạch được. Bộ kinh Talmud của người Do Thái đã diễn tả mối quan
hệ tinh tế này qua câu chuyện nửa thực nửa hư về một cuộc đối thoại giữa
Chúa Trời và ông tổ Abraham của người Do Thái. Chúa bắt đầu bằng cách quở
trách Abraham: “Nếu không phải là vì Ta, thì nhà ngươi đã không tồn tại”. Sau
một thoáng trầm tư, Abraham kính cẩn đáp: “Thưa Chúa đúng thế ạ; con rất
biết ơn và tôn quý điều ấy. Tuy nhiên, nếu không vì con, thì Người cũng sẽ
không được biết đến”. Bằng một cách nào đó, là một trong những điều huyền
bí nhất của vũ trụ, ý thức của con người đã đủ sức đặt ra những câu hỏi về tự
nhiên và những câu trả lời nhận về thực sự là có thể hiểu được. Như Wheeler
đã đề xuất, Bộ óc và Vũ trụ đơn giản là hai mặt của một hệ nhị nguyên. Và vì
thế, nghệ thuật và vật lí có thể được nhìn nhận là hai gọng của cái kìm mà Bộ
óc dùng để thâu tóm bản chất của Vũ trụ - cái hình ảnh bổ sung cho Bộ óc,
theo lí thuyết của Wheeler.

Cùng thời gian với việc các nhà vật lí lượng tử đang vật lộn với lí thuyết về

tính bổ sung của Bohr, một lí thuyết nằm ngoài khoa học cổ điển và có vẻ giáp
ranh với tâm linh, thì nhà tâm lí học người Thuỵ sĩ Carl Jung đã đưa ra thuyết
về tính đồng đại của mình, một hệ luận nội tại trong các trải nghiệm của con
người đổi với cái ý tưởng lượng tử của thế giới bên ngoài đó. Giống như Bohr,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.