NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 201

đã trôi qua đối với các thành viên của triều đình, khi họ cùng say khướt bởi
những nỗi bất ngờ từ tương lai đến từ sau lưng họ.

Một niềm tin khác, rộng rãi hơn của phương Đông về thời gian là khái niệm

các chu kì, hay là sự quay trở lại một cách tuần hoàn. Các vòng tròn là một
biểu tượng phổ biến của tính thống nhất, tính đệ quy, tính duy nhất ở châu Á.
Giống như vậy ở Tân Thế giới, Ouroboros của người Aztes, con rắn quay đầu
cắn đuôi mình, là biểu tượng về vòng thời gian của Trung Mĩ thời tiền sử. Các
biểu tượng tương tự đều có mặt ở hầu hết các nước châu Á. Vòng tròn đứng ở
thế tương phản với đường thẳng tắp của mũi tên là ẩn dụ bao trùm của phương
Tây, và nó cũng khác với quan niệm thần bí Hindu cho rằng cả hai khái niệm
vòng tròn và đường thẳng về thời gian không là gì khác, mà vẫn chỉ là một cái
bây giờ vĩnh viễn. Ở Ấn Độ, truyền thống Hindu cổ cho rằng cả bánh xe lẫn
mũi tên đều là các ảo tượng. Mỗi một cái chỉ là một biểu hiện khác nhau của

maya

24

, màn diễn đèn kéo quân chập chờn của mệnh trời để làm chúng ta phân

tâm và nhầm lối. Thần tích Hindu và Thiền tin rằng thời gian không “diễn
tiến”. Chỉ có một thời gian, và nó là cái bây giờ vĩnh viễn. Bởi chúng ta không
ngừng vui thích trước màn diễn đầy mê hoặc của maya, nên chúng ta đã không
thể nhìn ra thời gian thật sự là thế nào: một khoảnh khắc nở phồng, chứa đựng
tất cả các thời - quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong cái điểm đứng lặng lơ
lửng này, nơi mọi cái đều bất động và bất biến, thì thời gian trình tự chỉ là một
ảo ảnh hấp dẫn. Ngược lại, ở phương Tây, cho đến năm 1905, không một nhà
vật lí nào lại tin vào quan niệm cho rằng thời gian, cơ cấu dẫn động đứng đằng
sau tính trình tự, logic và lí trí, lại có thể là một cái gì đó không phải là sự đều
đặn.

Quan niệm của phương Đông về thời gian giống đến lạ lùng cái nhìn thế

giới mà Einstein nghĩ ra khi ông hình dung mình đang cưỡi trên một chùm
sáng. Trong lúc ông đang vắt vẻo ngồi trên hằng số này của vũ trụ, cái bây giờ
liên tục chập chờn rung động của sự tồn tại thông thường đã nở ra khủng
khiếp, tràn về quá khứ và lấn sang cả tương lai, cho đến cuối cùng nó ôm trọn
toàn bộ dải phổ của thời gian. Ở vận tốc này, mọi thay đổi và mọi chuyển động
đều chấm dứt và tất cả đứng lặng. Ý kiến của Einstein cho rằng thời gian có
thể đạt đến trạng thái nghỉ tuyệt đối đã được Thiền sư Kigen Dogen diễn đạt
như sau ở thế kỉ mười ba:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.