một quan niệm đối lập về ánh sáng. Trong mẫu hình của Newton, ánh sáng là
tương đối. Vì thế, nó phải di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác (trong không
gian) trong một khoảng thời gian cho phép nhất định. Nếu ánh sáng bị một vật
thể nào đó chắn trên đường nó đi, thì nó sẽ soi sáng cái bề mặt của vật thể đối
diện với hướng của chùm sáng, còn mặt bên kia thì phải chìm trong bóng tối.
Các bóng tối chính là các manh mối thị giác cần cho người xem những bức
tranh phương Tây để biết được thời gian. Nhiều bậc thầy người Italia thời kì
Phục hưng đã sử dụng kĩ thuật này, bằng việc đưa các nhân vật của mình cho
sự trợ giúp rành rõ của hình ảnh tương phản sáng tối. Đến Rembrand, ông đã
nâng kĩ thuật sử dụng bóng tối lên đến một đỉnh cao mà không bao giờ còn
nghệ sĩ nào đạt tới được nữa. Tuy nhiên, sau khi đã nói hết tất cả và làm hết tất
cả, thì bóng tối là một hiện tượng quang học nằm ở trung tâm của các niềm tin
phương Tây về không gian, thời gian và ánh sáng. Nhưng nếu thời gian không
phải là tuần tự tiếp diễn và không gian không phải là trống rỗng, vậy thì ánh
sáng không nhất thiết phải dịch chuyển theo thời gian xuyên qua không gian.
Một nền văn hóa tin vào quan niệm đối lập như vậy về không gian và thời gian
chắc chắn sẽ thể hiện nó trong nghệ thuật của mình.
Ví dụ, trong nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, bóng râm hoàn toàn vắng
mặt (Hình 12.3). Không có bóng râm, người xem không thể ấn định nổi thời
gian trong ngày của bức tranh cũng như hướng mà nguồn sáng rọi tới. Thêm
vào nữa, không gian cũng đã không phát triển nổi cho đầy đủ cái chiều thứ ba
là chiều sâu theo kiểu của Euclid. Bằng việc coi bóng râm là không cần thiết,
người nghệ sĩ Nhật Bản đã thể hiện một cái gì đó về niềm tin của nền văn hóa
đối với các mối quan hệ qua lại giữa không gian, thời gian và ánh sáng, là
những thứ sau này sẽ nổi lên trong các phương trình của Einstein.
Như tôi đã nhắc đến, trước khi có các khám phá của vật lí mới, nhiều ảnh
hưởng của châu Á đã bắt đầu xuất hiện trong nghệ thuật phương Tây. Nhiều
nghệ sĩ, công nhận ảnh hưởng của nghệ thuật phương Đông đối với mình, đã
đưa vào hậu cảnh các bố cục của mình những phiên bản thực sự của tranh khắc
gỗ Nhật Bản. Gauguin, Cézanne và Matisse trở thành những họa sĩ phương
Tây đầu tiên, kể từ khi có hội họa Phục hưng, để lại những mảng vải trống
không bôi màu trong các tác phẩm đã hoàn thành của mình. Bằng việc để cho
chất liệu thô của tấm vải bổ sung cho bức họa, hơn là lấp màu đầy lên đó, họ