NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 208

biến thể sáng tạo đầu tiên so với những cách nhìn của Euclid đã kéo dài hơn
hai mươi hai thế kỉ. Einstein cũng đưa ra một quan niệm khác về không gian.
Trường phái Vị lai thì tuyên chiến với các phương thức diễn tả truyền thống về
thời gian. Bằng việc nới rộng hiện tại lấn vào quá khứ và tương lai, các họa sĩ
Vị lai đã chộp bắt được ý niệm tương đồng với ý niệm của Einstein về tốc độ
ánh sáng. Thật là một sự trùng hợp đến phi thường khi ba trào lưu nghệ thuật
khác nhau này, mỗi trào lưu tập trung vào một thành tố riêng biệt của thuyết
tương đối hẹp, lại bùng phát đúng vào thời điểm Einstein cho xuất bản công
trình làm thay đổi tận gốc rễ môn vật lí. Bằng một cách thật lạ lùng, thế giới
nghệ thuật dường như chú tâm quyết định đập vỡ bộ ba không gian, thời gian
và ánh sáng để hiểu rõ từng cái một cách biệt lập. Trong vài năm quay quanh
1905, sự bùng nổ của con mắt nhìn luôn kèm theo một cuộc lạm phát phi mã
của tâm trí.

Dã thú, trường phái đầu tiên xuất hiện trong ba trường phái này, chính là bản

Tuyên ngôn Độc lập của màu sắc. Cho đến giữa thế kỉ mười chín, các nhà khoa
học theo quan điểm vật chất như Newton, những người chỉ miêu tả màu sắc, đã
khẳng định rằng màu sắc là một thuộc tính độc nhất vô nhị của vật chất. Những
nhà lí tưởng chủ nghĩa như Goethe, người đã viết cả một chuyên luận về ảnh
hưởng của màu sắc đối với các cung bậc tình cảm, lại đưa ra một quan điểm
đối lập; màu sắc chỉ tồn tại trong tâm trí của người ngắm nhìn. Đến đầu thế kỉ
mười chín, các nhà khoa học đã củng cố vị thế của những người theo quan
điểm vật chất bằng việc chứng minh rằng màu sắc chỉ là ánh sáng có những
bước sóng khác nhau, và như vậy đã quy cái điều vốn luôn luôn là một niềm
hứng khởi mãnh liệt thành con số.

Võng mạc của cặp mắt chúng ta chứa đựng những tế bào hình nón, sẽ hoạt

động khi được kích thích bởi ánh sáng có những bước sóng nhất định. Các tín
hiệu điện hóa này từ tế bào hình nón sẽ chạy lên phần sau bộ não của chúng ta
để thắp sáng thành nhiều màu rực rỡ một cái màn ảnh thần kì ở phía sau đầu,
đối diện với mắt, gọi là phần vỏ não thị giác. Như vậy, nhận thức của chúng ta
về màu đỏ và phần gán cho nó trong phổ ánh sáng có bước sóng dài 0,7
micromet đã thể hiện hai khía cạnh bổ sung của một chân lí về màu sắc, thống
nhất cả những người theo quan điểm vật chất lẫn lí tưởng chủ nghĩa. Màu sắc
là sự nhận thức chủ quan trong bộ não của chúng ta về một đặc tính khách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.