NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 210

cục, chủ đề, đường nét hay phối cảnh. Cái thái độ logic chặt chẽ của bán cầu
não trái, ngự trị nền văn hóa phương Tây trong vòng sáu trăm năm, đã nhìn
nhận màu sắc với một vẻ nghi ngại nhất định. Người ta nói chung cho rằng
những người nào nhạy với màu sắc hơn là với đường nét thì thường không
hoàn toàn tin cậy được. Tình yêu với màu sắc bằng cách nào đó được cho là
mang tính bản năng và nguyên sơ, biểu thị một sắc thái Dionysus trong tâm
hồn của con người ta, chứ không phải thái độ kiềm chế mang tính chất Apollo,
thích hợp với một con người tử tế đàng hoàng. Màu sắc đã đi trước lời nói và
được ghi lại trước khi xuất hiện văn minh, dường như được kết nối tới những
miền nước ngầm của hệ thần kinh bao bọc thể chai của bộ não, điều khiển
những tình cảm cơ bản, cảm giác đói hay khao khát tính dục. Trẻ thơ đã biết
phản ứng trước các vật thể có màu sắc sặc sỡ rất lâu trước khi chúng học nói
được hoặc thậm chí trước cả khi chúng biết làm những động tác phức tạp có
chủ định.

Hầu hết các nhận biết về thực tại đều dựa trên sự tổng hợp của hai hay nhiều

giác quan. Âm thanh có thể nghe thấy và cảm thấy. Vật rắn có thể nhìn thấy và
sờ thấy. Chất lỏng có thể nếm thấy và ngửi thấy được. Chỉ có màu sắc là phủ
nhận mọi sự hợp tác của giác quan, ngoài thị giác. Màu sắc không thể miêu tả
được cho một người bị mù bẩm sinh. Tôi thậm chí cũng không dám chắc cái
màu tôi gọi là xanh lá cây có giống cái màu anh gọi là xanh lá cây hay không.
Trong khi có thể xây đắp nên một sự nhất trí về hầu hết những đặc tính khác
của thế giới, thì vẫn còn tồn tại trong con người ta một sự chấp thuận - day dứt,
không nói ra - về màu sắc. Nó vừa là một ý kiến chủ quan vừa là một đặc tính
khách quan của thế giới, vừa là một thứ năng lượng vừa là một thực thể. Màu
sắc bị buộc chặt vào tình cảm đồng thời là là một sự thật. Bán cầu não trái
hùng hồn và nhiều lời đâm ra lúng túng khi phải miêu tả trải nghiệm về màu
sắc.

Các nền văn minh đã cố lái những hành vi mang tính bản năng nhằm tới một

mục đích chung. Xuyên suốt qua nhiều thời đại, những nhân vật có thẩm quyền
đã coi việc quy định về màu sắc là điều khôn ngoan. Ví dụ như ở giai đoạn
cuối của thời Trung cổ, màu sắc được coi là quan trọng đến mức nó trở thành
đối tượng điều chỉnh của các “đạo luật tiết chế xa hoa” quy định ai có thể mặc
loại trang phục gì và có màu sắc gì. Giới quý tộc và tăng lữ Nhà Thờ giành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.