đọc theo trật tự bảng chữ cái và phép phối cảnh, đã áp đặt lên con mắt người
một phương pháp tuyến tính để nhìn nhận thế giới. Trong khi con mắt chúng ta
thực hiện chức năng tự nhiên là để ánh sáng và màu sắc đi từ bên ngoài vào
bên trong, thì đường nét và hình dạng lại dẫn xuất từ các khái niệm bị ảnh
hưởng từ những gì chúng ta đã biết, sau đó chúng được phóng chiếu từ mắt ra
thế giới bên ngoài - một quá trình ngược lại với quá trình nhận biết màu sắc.
Chúng ta đều có tên cho hầu hết mọi hình dáng và hình khối mà chúng ta nhìn
thấy. Trong tiếng Sanskrit, “hình dạng” và “tên” được diễn đạt bằng cùng một
từ. Cái mà ta đang nhìn thấy đã được đặt điều kiện tiên quyết bởi cái mà chúng
ta đã thấy trong quá khứ, và như vậy kho kiến thức đã có về tên gọi của các sự
vật đã ngăn không cho chúng ta nhìn thấy được sự vật mới một cách tươi mới.
Immanuel Kant, người phát ngôn của thời kì Khai Sáng, trong cuốn Phê
năng lực phán đoán
(Critique of Judgment) xuất bản năm 1790 đã để lộ ra
cái thành kiến ấy về màu sắc:
“Trong hội họa và điêu khắc, bố cục là cái cơ
bản... Màu sắc, cái đem lại vẻ tươi sáng cho phác
thảo, là một phần của sự quyến rũ của tác phẩm;
và chúng có thể, theo cách riêng của mình, tạo
thêm tính sinh động cho cái mà ta đang ngắm
nhìn. Nhưng tự bản thân, chúng không bao giờ
có thể làm cho bức tranh trở nên đẹp”.
Họa sĩ tân cổ điển Jean-Auguste Ingres (1780-1867) tán đồng quan điểm về
vai trò nô bộc của màu sắc bằng tuyên bố “hình họa là sự trung thực của nghệ
thuật”. Người cùng thời với ông, nhà phê bình sành sỏi người Anh, Huân tước
George Beaumont, đã tóm tắt thái độ của châu Âu kinh viện đối với màu sắc
khi ông nhận xét gọn lỏn: “Một bức tranh đẹp, giống như một cây vĩ cầm tốt,
nên là màu nâu”. Vào thế kỉ mười chín, việc hạ thấp giá trị của màu sắc như
vậy đã khiến cho Constable phải cay đắng viết cho một người bạn, sau khi
nghe nhận xét của một người định mua một trong số những bức tranh phong
cảnh của ông:
“Vì gã ta là một kẻ sành tranh như vậy, phải
chăng đáng ra tớ nên làm nó tăm tối đi bằng bùn