NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 214

air, (ở ngoài trời), Monet cố chụp bắt lấy cái năng lượng màu sắc chứa đựng
trong từng khoảnh khắc thời gian vụt qua, hơn là quá bỏ công suy ngẫm sau
khi sự kiện đã trôi qua. Với Monet, tranh được vẽ nên phụ thuộc vào tế bào
thần kinh thị giác hình nón nào đã cháy bùng trong mắt ông. Ông trở thành
nghệ sĩ của cái khoảnh khắc đang biến chuyển và vũ khí của ông, phá huỷ tan
tành những gam màu nâu đỏ của quá khứ, là chiếc bảng pha màu.

Georges Seurat cũng từ bỏ cái quy ước phải viện đến đường nét để xác định

các hình dạng và đã tỉ mỉ chấm những giọt màu li ti nguyên sắc nối tiếp nhau.
Kĩ thuật điểm họa ấy có thể được xem như là cách thức mà Seurat dùng để
sáng tạo ra các hình, khối từ những mẩu li ti của một thứ ánh sáng rõ ràng, đưa
màu sắc và bố cục vượt lên trên đường nét và chủ đề. Các nhà phê bình đã dè
bỉu Seurat, gọi ông là “nhà hóa học bé con” và một số dân Paris lộn ruột đã
dùng các cây ô của mình thực sự tấn công bức họa nổi tiếng nhất của ông,
Chiều chủ nhật trên đảo Grande Jatte (1884), khi nó được đưa ra trưng bày.

Một trong những họa sĩ đầu tiên của kỉ nguyên này công nhận cái sức mạnh

tác động đến tình cảm của màu sắc là Paul Gauguin, người mà bằng phép thử
và sai đã phát hiện ra rằng màu sắc có thể dùng được như một thứ ngôn ngữ
câm lặng để khơi dậy một phản xạ bản năng có trước cả ngôn ngữ. Màu sắc trở
thành thành tố mà Gauguin dùng để thao túng cảm xúc của người xem. Quy tắc
mới của ông về hội họa - tăng cường sức biểu cảm của màu sắc và đơn giản
hóa các hình dạng - đã đứng tương phản với những nguyên tắc của các họa sĩ
tân cổ điển, được minh họa bởi Jacques Luis David là người vào thế kỉ mười
tám, đã sử dụng chủ nghĩa hiện thực đồ họa của các bố cục của mình cho mục
đích tương tự, giống như trước đó Rembrandt dùng các bóng để thể hiện tâm
trạng của các bức họa của ông. Bằng việc sáng tạo nên một thứ ngôn ngữ mới
của màu sắc, Gauguin đã khám phá ra rằng màu sắc của một vật thể có thể
mang một giá trị tương đối hơn là tuyệt đối.

Trong sự lựa chọn màu mang tính cách mạng của Gauguin, mà cụ thể là việc

dùng màu đỏ làm màu cho những khoảng cỏ rộng trong bức tranh Hiển Thánh
sau Lễ giảng - Jacob vật nhau với một thiên thần
(1888), nhu cầu kiểm soát
cảm xúc và cân bằng bố cục của họa sĩ mới là vấn đề cần được xử lí, chứ
không phải là chuyện màu của bãi cỏ phải là màu xanh. Ý tưởng gây ngạc
nhiên cho rằng màu sắc của một vật phụ thuộc vào tính đỏng đảnh của người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.