họa sĩ đã báo trước sự chấp nhận của thuyết tương đối của Einstein đối với
hiệu ứng Doppler, hiệu ứng giải thích sự phụ thuộc của màu sắc của các vật có
vận tốc lớn vào vận tốc và phương chuyển động của người quan sát. Mệnh
lệnh của Gauguin là: “Màu tinh khiết! Phải hi sinh tất cả những thứ khác cho
nó..”.. Werner Haftmann đã mô tả các bức tranh của Gauguin giống như những
tấm vải phẳng lớn mà trên đó “màu sắc tuôn chảy tựa như dung nham phun ra
từ miệng núi lửa”. Một khi Gauguin đã gán màu sắc cho các đối tượng theo cái
nhìn nội tại của mình chứ không phải theo sự mô tả chính xác tự nhiên, thì cái
nhà ngục Bastille vốn gông cùm sức mạnh của màu sắc đã bắt đầu sụp đổ.
Đường đi đã được dọn quang cho sự giải thoát bùng lên của màu sắc và thuộc
hạ của nó tràn ra, hăm hở xông tới trước.
Vincent van Gogh tiếp tục theo đuổi sự cách tân của Gauguin nhưng với
cường độ lớn hơn, Van Gogh đã làm cho những dao động hài hòa của màu sắc
cùng rung lên như các nhánh của cái âm thoa. Ông xúc động trước sự tinh
khiết mà ông bóp ra từ các tuýp màu tới mức ông thậm chí không dám dùng
bút vẽ. Thay vào đó, van Gogh, gã thổ dân thuộc dòng tộc quý phái của màu
sắc, đã vứt bỏ cọ vẽ mà dùng dao trực tiếp chuyển những màu sắc rực rỡ đắp
lên các tấm toan (toile) của ông. Lớp sơn trộn dày dặn của màu xanh cobalt,
của màu vàng cadmi và màu xanh dương thăm thẳm đến chóng mặt đã lấn át
hết những thành tố khác trên bức tranh. Tuyên bố rằng màu sắc là tự do, và do
đó mang tính tương đối, ông đã viết:
“Tự thân màu sắc diễn tả một cái gì đó, chẳng
hạn, tôi muốn vẽ một phong cảnh mùa thu với
những chiếc lá vàng trên cây. Nếu tôi thấy mùa
thu như một bản giao hưởng của màu vàng, thì
liệu cái màu vàng mà tôi dùng có giống hệt hay
khác cái màu vàng của lá cây có quan trọng
không? Không, không quan trọng gì cả.”
Tình yêu màu sắc của van Gogh đã khiến ông trả về cho hội họa phương
Tây cái thánh tượng và nguồn gốc của mọi màu sắc và ánh sáng - đó là mặt
trời. Để giảm bớt sự chói lòa, nghệ thuật kinh viện từ lâu đã không còn coi mặt
trời như một chủ đề chính yếu của các bức tranh, và trong những năm tháng