đó, mặt trời rất hiếm khi xuất hiện trong hội họa
. Từ đó mặt trời thường được
quy giản thành một cái đĩa màu đỏ nhợt nhạt nằm ở đâu đó trên một chân trời
xa, quyền lực cơ bản của mặt trời đã vắng bóng trong hội họa Tây phương từ
thời những người Ai Cập. Và chủ đề trọng yếu này hoàn toàn mất hẳn trong
nghệ thuật Hi-La, sơ kì Cơ đốc, Trung cổ, Phục hưng và hàn lâm. Van Gogh,
thừa nhận mặt trời là cái lò nung nguyên thủy từ đó luyện ra tất cả các màu sắc,
đã ca ngợi mặt trời trong bức tranh nổi tiếng vẽ năm 1888 nhan đề Người gieo
hạt. Ở đó, một cái đĩa khổng lồ màu vàng choán đầy bức tranh đã tắm cây cối
và người gieo hạt ở tiền cảnh trong một thứ ánh sáng mênh mông, đậm đà gần
như sờ thấy được. Chủ đề chính của bức tranh này là mặt trời.
Paul Cézanne không dữ dội, cuồng hăng như van Gogh hay Gauguin, nhưng
chính ông cũng là người đặt ra cho mình nhiệm vụ phải giải phóng màu sắc.
Cézanne có nhiều cái chung hơn với nhà phân tích Seurat, và giống như người
nghệ sĩ theo trường phái điểm họa ấy, Cézanne đã phát triển một lí thuyết mới
về màu sắc, cũng giúp ông loại đi đường vẽ màu đen ra khỏi các thành tố của
một bức tranh. “Màu sắc chính là phối cảnh,”. Cézanne có lần đã tuyên bố, và
chức năng của màu sắc là cấu tạo nên không gian.
Cézanne đã phát hiện ra cách làm thế nào để tạo nên cảm giác về hình khối
và cảm nhận mang tính trực quan về khối lượng bằng việc đặt các màu sắc
cạnh nhau. Ông phát hiện ra rằng các màu nóng thì tiến lên còn màu lạnh thì
lùi lại, và như vậy có thể tạo nên một cảm giác về chiều sâu và khối lượng mà
không cần dùng đến đường nét và phối cảnh. Bằng việc đặt một cách có tính
toán kĩ lưỡng các màu nhất định ở cạnh nhau, ông đã có thể làm hiển hiện hình
khối và các đường biên, là điều mà trước đây là lãnh địa riêng của họa hình và
phối bóng, Cézanne viết: “Tự nhiên có chiều sâu hơn là bề mặt, màu sắc là
những thể hiện cái chiều sâu ấy trên bề mặt, chúng dâng lên từ các cội rễ của
thế giới”. Ông đã chỉ ra tại sao mà màu sắc thuần túy, không cần có đường nét,
vẫn có thể tạo nên được cảm giác về sự tồn tại của một vật nào đó trong không
gian, đó là điều ngầm toát lên quan niệm có tính chất lật đổ cho rằng ánh sáng
chính là thành tố nổi bật nhất của hiện thực.
Năm họa sĩ này - Monet, Seurat, Gauguin, Van Gogh và Cézanne - tất cả đều
đã đóng góp trực tiếp cho sự nghiệp giải phóng màu sắc, Monet là người đầu
tiên làm người xem ngập trong niềm thích thú của màu sắc, thuần túy là do