NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 30

Những khái niệm đó của người Hi Lạp về không gian đã hoàn toàn chiến

thắng đến mức Plato đã cho khắc ở phía trên cổng vào học viện của mình dòng
chữ: “Người nào đã không được dạy dỗ về hình học, thì đừng bước vào đây”.
Trước đó, Zeno, một nhà triết học tinh quái ở thế kỉ thứ năm trước CN, đã đưa
ra một loạt nghịch lí để chứng tỏ một số điều không nhất quán trong các ý
niệm của người Hi Lạp về không gian. (Một trong số đó là nghịch lí về cuộc
chạy đua giữa Achilles và con rùa. Xuất phát trước, chú rùa đã thắng vì
Achilles luôn luôn chạy được một nửa khoảng cách tới chú rùa. Achilles mỗi
lúc một rút ngắn lại khoảng cách ấy, nhưng không bao giờ có thể vượt qua nổi
chú rùa chậm chạp hơn, vì khoảng cách còn lại ấy dù có liên tục thu nhỏ lại
mãi nhưng không bao giờ bị biến mất). Các nghịch lí của Zeno đã không được
xem xét nghiêm túc hay giải quyết thấu đáo. Một trăm năm sau, Aristotle đã
độc đoán gạt phắt không đếm xỉa đến Zeno, coi Zeno là một kẻ lập dị. Ông
buộc cho Zeno cái tội lỗi xấu xa nhất của triết học Hi Lạp - tội nguỵ biện. Tuy
nhiên, đối với chúng ta ngày nay, “nguỵ biện” là một từ khinh rẻ mà các nhà
triết học gán cho những lập luận không thể giải thích nổi trong nội bộ một hệ
thống.

Nếu như tính tuyến tính đã đặt cơ sở cho một quan niệm mới về không gian,

thì nó cũng có một ảnh hưởng sâu xa đến khái niệm về thời gian. Trong tất cả
các nền văn minh của thời cổ đại ấy, thời gian là tuần hoàn. Toàn bộ những
bằng chứng mà nhà quan sát có được đều nói lên sự hồi sinh và tái lặp. Các đợt
nước dâng rồi rút của sông Nile, mùa trong năm nối tiếp nhau quay lại, tính
tuần hoàn trong sự xuất hiện của các thiên thể trên bầu trời - tất cả những cái
đó đã gia cường cho niềm tin rằng thời gian mang tính tuần hoàn. Tuy nhiên,
thật bi thảm là có một sự kiện không lặp lại. Cái chết của mỗi cá nhân và tính
không thể đảo ngược của nó đã khắc nghiệt chỉ ra hướng thẳng tắp, lạnh lùng
vô cảm của thời gian. Mặc dù người Ai Cập và Hebrew đã bắt đầu nói đến khái
niệm về thời gian tuyến tính và không lặp lại, nhưng điều đó mới chỉ tồn tại
trong một bối cảnh tôn giáo. Cho đến thời của người Hi Lạp, đường thời gian
thấy được của đám phàm trần vẫn còn vướng mắc lẫn lộn với đường thời gian
ngoằn ngoèo uốn lượn hơn của các vị thần. Chính vì thế, đã không thể xuất
hiện được ý niệm về một thứ thời gian trừu tượng, liên tục, tuyến tính vô cùng
cần thiết cho tư duy lí tính. Người Hi Lạp bắt đầu thực hiện việc đập cho cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.