cục cong queo vẹo vọ này thành một đường thẳng tắp như đường tên bay. Và
người đã làm những gì với thời gian, tương tự như Euclid đã làm với không
gian, chính là Aristotle.
Giống như một người thợ trong một xưởng đúc, Aristotle đã nắn thẳng lại
cái hình dạng uốn lượn cong tròn của thời gian. Nhưng để làm được thế, ông
trước tiên đã phải xoá bỏ sự thiêng liêng của ba người con gái thần Tất Yếu.
Ba vị nữ thần Số Mệnh ấy là Lachesis - người bảo vệ những gì đã qua, Clotho -
người chở che cho những gì tồn tại và Atropos - người trông coi những gì sẽ
đến. Bằng việc loại trừ khả năng thời gian trong huyền thoại có thể can dự vào
thời gian hằng ngày, Aristotle đã chuyển hóa ba nữ thần Số Mệnh thành ba
khái niệm quá khứ, hiện tại và tương lai. Một khi ông, theo một nghĩa nào đó,
đã tạo ra được thời gian tuyến tính, thì các quy tắc của tư duy lí tính đã có thể
phát triển thành một kĩ thuật giải quyết vấn đề rất hữu hiệu. Với vũ khí là
không gian và thời gian trừu tượng, tuyến tính, liên tục, Aristotle tiếp tục thiết
lập nên các quy tắc của logic học, hoàn chỉnh kiểu tư duy đặc biệt mà các nhà
triết học Hi Lạp trước ông đã sử dụng thành một hệ thống được chuẩn hóa.
Đơn vị cơ bản của logic học là phép tam đoạn luận, dựa trên cái mệnh đề
“nếu-thì”, “Nếu-thì” đã trở thành công cụ giản dị mà Aristotle tuyên bố rằng
đó là tất cả những gì cần thiết để khám phá ra chân lí, không phải cậy đến các
lời sấm truyền, các vật hiến tế hay các nhà tiên tri. Mặc dù bản thân logic
không có tính thời gian, nhưng quá trình Suy luận logic lại phụ thuộc rất lớn
vào thời gian. Nó diễn ra hết bước này tiếp đến bước khác.
Các tác phẩm của Aristotle đã toát lên rằng chính bản thân ông cũng không
nhận ra một cách đầy đủ là việc ông lập nên các quy tắc của logic học lại tạo ra
một số kết luận tất yếu về thời gian. Bản thân Aristotle đã tin rằng thời gian có
tính tái hiện, các vòng tuần hoàn của nó mà ông gọi là các kỉ nguyên cách nhau
xa đến mức có thể bỏ qua không xét đến những kỉ nguyên trước đấy, vì chúng
vượt ra ngoài khuôn khổ thời gian tuyến tính mà ông vừa sáng tạo ra. Cũng
không hiếm trường hợp người có tầm nhìn sâu xa thông tuệ như Aristotle lại
không hiểu thấu hết ý nghĩa viễn kiến của chính mình, Galileo, Newton và
Einstein cũng đã có những niềm tin đối nghịch với những khám phá của chính
các ông. Tuy nhiên, quyết tâm lí giải vấn đề thời gian của Aristotle thật là phi
thường; bởi người thầy thông thái của ông là Plato đã gạt đi không chấp nhận