NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 35

Tuy bị hạn chế bởi việc thiếu các dụng cụ khoa học khi bắt Lay vào nghiên

cứu, nhưng người Hi Lạp đã bắt đầu hiểu ra rằng ánh sáng phải có các thuộc
tính gì đó. Bởi vì không gian là trống rỗng, nên ánh sáng phải là một cái gì đó
để đi qua được cái trống rỗng này. Plato cho rằng ánh sáng phát ra từ trong trí
não của chúng ta. Theo lí thuyết của Plato, các tia sáng phát ra từ mắt chúng ta
và bao bọc lấy những vật mà chúng ta có thể nhìn thấy. Aristotle thì phỏng
đoán ngược hẳn lại. Ông nghĩ rằng ánh sáng phát xuất từ mặt trời và sau khi
đập vào các vật thể trong thế giới bên ngoài, nó bật ngược trở lại vào trong mắt
của chúng ta. Cuộc tranh luận mà hai ông khơi ra vẫn đang kéo dài cho đến tận
hôm nay.

Cả hai quan niệm của Plato và Aristotle về ánh sáng đều có ngầm ý cho rằng

ánh sáng là một “vật”. Hai ông đã giả định rằng ánh sáng di chuyển từ nơi này
đến nơi khác trong không gian, mặc dù hai ông không chắc ánh sáng đã thực
hiện cái hành động xuất sắc đầy bí ẩn này trong một khoảng thời gian cho phép
nào đó, hay sự truyền của nó là tức thời. Những cú đâm mò trong bóng tối của
người Hi Lạp về bản chất của ánh sáng và các thành tựu đầy tự hào của họ liên
quan đến việc định nghĩa không gian và thời gian lại là sự khởi đầu cho một
quan niệm sai lầm kéo dài đến hai nghìn năm trăm năm, cho rằng thời gian và
không gian là những kết cấu tuyệt đối của thực tại, còn ánh sáng chỉ là một thứ
nảy qua nảy lại giữa các bức tường của cái khung không gian và thời gian đó.

Rất lâu trước hình thức luận chặt chẽ của Euclid và Aristotle, các nhà kiến

trúc và họa sĩ Hi Lạp đã biết đến những lợi thế của một không gian thống nhất
và đo lường được. Các họa sĩ Hi Lạp ngày càng đặt những hình khối của họ
theo định hướng tuyến tính, phụ thuộc vào đường chân trời; còn các kiến trúc
sư Hi Lạp đã sử dụng, như một lí tưởng thẩm mĩ mới, những nguyên lí mà về
sau sẽ được Euclid giải thích tỉ mỉ, để tính toán những hiệu quả thị giác của các
công trình xây dựng của họ. Những tính toán tinh tế ấy thậm chí bao gồm cả
việc xây các cột đền ở phía ngoài dày hơn cột phía trong để không làm người
nhìn cảm thấy chúng bị “ăn mất” dần về mặt quang học bởi ánh sáng xung
quanh.

Một thế kỉ trước khi Euclid phổ biến các tỉ lệ của tam giác cân, các nhà điêu

khắc Hi Lạp đã dự đoán được một cách chính xác những tỉ lệ giữa khuôn mặt
và cơ thể con người. Nhà điêu khắc thế kỉ thứ năm trước CN Polyctus đã viết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.