Cái quy tắc của nhà kế toán cầu toàn ấy cũng được áp dụng đúng như vậy
cho định luật bảo toàn khối lượng. Bất kì chất nào cũng có thể chịu sự chuyển
hóa sao cho hình dạng và cấu trúc hóa học của nó có thể thay đổi hoàn toàn.
Nhưng sau khi bị đập bằng búa, nung bằng lửa, bị ép chặt hay bị nổ tung - hai
vế của sổ sách vẫn phải cân bằng. Khối lượng vật chất vẫn sẽ tồn tại, y nguyên
như trước khi có bất kì thay đổi nào sớm nhất đã xảy ra.
Trong thực tế, Einstein đã nói vâng, vâng, cái đó đúng hoàn toàn; nhưng hãy
giả thiết rằng năng lượng và khối lượng có thể được biểu diễn là tương dương
nhau, giả thiết rằng chúng là những thực thể có thể trao đổi lẫn nhau. Theo
Einstein, vật chất chỉ là một kho chứa năng lượng được đóng gói một cách gọn
gàng. Ông đã làm cho sự tương đương khối lượng-năng lượng này trở nên bất
hủ trong công thức đơn giản đến thanh nhã E = mc
2
. Cái phương trình bé xíu
mà hùng vĩ này, một hệ quả trực tiếp từ các phương trình của thuyết tương đối
hẹp, đã làm nhòa sự tách biệt giữa một trường năng lượng (động từ) với khối
lượng của một vật ở trong trường đó (danh từ). Tương tự như chìa khóa của
tính tương đối là sự không đổi của vận tốc ánh sáng, cái sợi dây gắn kết khối
lượng và năng lượng cũng chính là tốc độ của ánh sáng. Bình phương của vận
tốc ánh sáng là một con số hiển nhiên là khổng lồ.
E = mc
2
thực sự chỉ ra rằng năng lượng trữ trong một khối vật chất im lìm
nào đó sẽ bằng với 300.000 km/s được bình phương lên. Sức nổ bùng lên khi
vật chất đột ngột chuyển hóa thành năng lượng chính là nguồn duy trì sự sống
mà mặt trời của chúng ta đang liên tục phát ra.
Cũng tương tự không kém phần kịch tính là khi phương trình này đảo ngược
và năng lượng chuyển hóa thành khối lượng; khi ấy chúng ta phải chấp nhận
rằng năng lượng thuần túy đã vắt ra được vật chất từ cái trống rỗng của hư
không. Các hạt cơ bản có thể thực sự xuất hiện không biết từ dâu đến, một quá
trình creatio ex nihilo (“ra đời từ hư không”), thực sự đã làm cho các trường
phi vật thể của năng lượng trở thành các bậc thủy tổ của khối lượng. Nguyên lí
này, một thứ gì đó ra đời từ không cái gì cả, rất giống với sự xuất hiện không
biết từ đâu của cơn mưa sữa mật lộc trời, nhờ nó mà người Do Thái đã sống
được khi họ đang lang thang trong sa mạc với Moses, như Kinh Thánh kể. Lộc
Chúa từ trên trời rơi xuống và vật chất nảy sinh từ năng lượng là những thứ
gần gũi nhất mà ta có thể đạt được cho cái gọi là bữa trưa miễn phí từ vũ trụ.