NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 46

đó - nên tương tự như vậy, các khung thời gian trong nghệ thuật của họ cũng
mang tính co dãn, không tuyến tính.

Trong cuốn Ngôn ngữ của thị giác của mình, nghệ sĩ Gyorgy Kepes đã chỉ

rõ:

“Các họa sĩ thời kì đầu Trung cổ thường lặp lại
nhiều lần hình ảnh nhân vật chủ đạo trong cùng
một bức tranh. Mục đích của họ là biểu đạt tất cả
những mối quan hệ tác động lên nhân vật đó và
họ nhận ra rằng việc này chỉ có thể thực hiện
được bằng cách mô tả cùng một lúc những hành
động khác nhau”.

Việc thể hiện cùng một hình ảnh chiếm hơn một chỗ và trong hơn một tư thế

là một sự vi phạm trắng trợn các quy tắc về logic và tính trình tự. Theo hình
học Euclid, một điểm không thể chiếm quá một chỗ. Hơn nữa, khi một nhân
vật thực hiện nhiều hành động trong cùng một bức vẽ, các thời điểm khác nhau
sẽ đồng thời quy tụ và vì thế vi phạm các nguyên lí của tính nhân quả. Các
nghệ sĩ Trung cổ đã chẻ thời gian ra giống như họ đã phá vỡ không gian.
Georges Poulet, nhà phê bình nghệ thuật đương đại, đã viết trong cuốn Nghiên
cứu về thời gian
của con người:

“Đối với người thời Trung cổ, như vậy không
phải chỉ có một khoảng thời gian. Có nhiều
khoảng thời gian, cái này chồng lên trên cái kia,
và không phải chỉ phổ biến ở cái thế giới bên
ngoài mà còn cả ở bên trong chính anh ta, trong
bản chất của anh ta, trong chính sự tồn tại của
con người anh ta”.

Thời gian không còn được cảm nhận như một mũi tên hình học thẳng tắp

nữa. Thay vào đó, nó uốn quanh co đi vào nhiều miền khác nhau, phàm tục và
thần thánh. Hậu quả là lưỡi dao sắc bén của logic phân tích đã bị cùn đi, và
không còn có thể dựa vào lí trí để sắp xếp các sự kiện theo trật tự đúng của
chúng được nữa. Nếu các sự kiện đã không còn theo một trình tự đúng đắn, thì
suy luận logic trở nên vô dụng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.