thần kinh học T. Alajoanine đã miêu tả trường hợp một họa sĩ xuất sắc bị đột
quỵ nặng ở não trái khiến ông bị mất ngôn ngữ:
“Hoạt động nghệ thuật của ông vẫn không bị xáo
trộn; mà thực tế thậm chí ông còn tăng được
cường độ và sự sắc sảo trong nhận thức nghệ
thuật của mình, dường như trong ông giờ đây
người mất ngôn ngữ và nhà họa sĩ cùng chung
sống”.
Đặc tính thứ tư và là đặc tính lớn cuối cùng của bán cầu não phải là năng lực
thưởng thức âm nhạc của nó. Đặc tính này chia sẻ với các cảm xúc điểm tương
đồng rằng nó cũng là một phản ứng nguyên thủy, hiện diện trong nhiều loài vật
khác. Âm nhạc khác với âm thanh thuần tuý ở chỗ tuy cùng diễn tiến theo thời
gian, nhưng thuỳ não phải đã tích hợp những âm thanh đa dạng đồng thời phát
ra từ những nguồn khác nhau thành một trạng thái tình cảm hòa hợp tất-cả-tức-
thì mà chúng ta nhận thấy là khác biệt với những âm thanh khác. Chúng ta gọi
cái này là âm nhạc. Tuy định nghĩa nó vô cùng khó, nhưng sự khác biệt giữa
tiếng ồn với âm nhạc là một thứ mà mỗi người chúng ta chắc chắn biết rằng
mình phân biệt được. Lại một lần nữa, âm nhạc chứng tỏ khả năng của bán cầu
phải có thể xử lí thông tin một cách tất-cả-tức-thì.
Tổn thương của bán cầu não trái thường làm tắt tiếng nói của ngôn ngữ,
nhưng năng lực âm nhạc để có thể hát lên thì thường vẫn còn. Có lẽ quan sát
sớm nhất có được về sự chia tách này là ghi chép của Dalin vào năm 1745 về
một bệnh nhân:
“... bị một trận ốm nặng, dẫn đến hậu quả là liệt
toàn bộ nửa người bên phải và mất toàn bộ ngôn
ngữ... Ông ta vẫn có thể hát được một số bản
Thánh ca mà ông ta đã học được trước khi bị ốm,
hát một cách rõ ràng và rành rọt như bất kì một
người khỏe mạnh nào.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi bắt đầu vào bài ca,
ông ta cần phải có một người khác giúp đỡ, hát
cùng một đoạn. Tương tự như vậy, ông ta có thể