NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 539

không biết gì về thời gian là sinh vật sống trong một thế giới bị co lại đến khắc
nghiệt. Thời gian tuyến tính được thêm vào các hoạt động của bộ não động vật
có vú đã dẫn đến kết quả độc nhất vô nhị: ý nghĩ được tạo ra. Và khi các ý nghĩ
đạt đến một số lượng tới hạn trong não của loài Homo sapien này, thì một cái
còn mơ hồ hơn nữa đã nảy sinh: đó là trí tuệ biết tự ngẫm, có năng lực hiểu
được không gian vô tận và thời gian vĩnh cửu. Phát kiến về chiều thứ tư thật
trọng yếu với loài người, bởi tọa độ thời gian là thứ đã được cấp cho các loài
thú ở bậc thấp hơn. Bằng ngoại suy, tôi đã cho rằng không-thời gian đã sinh ra
trí tuệ vũ trụ.

Nếu như trí tuệ biết tự ngẫm của cá nhân biết rằngbiết, thì trí tuệ vũ trụ

không những biết rằng nó biết, mà nó còn biết mọi cái, mọi nơibất kì thời
điểm nào
. Nó ở trong một chiều mà tất cả các giai đoạn thời gian đều hòa trộn
vào nhau để chúng có thể được nhận thấy cùng một lúc; và ở vận tốc của ánh
sáng, các vị trí phía trước lẫn phía sau đều hòa nhập vào nhau. Trong hệ tọa độ
của chúng ta, rất nhiều khả năng là trí tuệ vũ trụ có lẽ được thể hiện qua linh
cảm sáng suốt, và được hiện diện trong những cá nhân nhất định, những con
người bị tất cả số còn lại trong chúng ta, vẫn còn bị trói buộc bởi lịch sử, coi là
lập dị hay lang băm. Trí tuệ vũ trụ là lực đẩy phía sau tinh thần thời đại của
chúng ta, thoạt tiên thốt lên từ tác phẩm của các nghệ sĩ trực giác, não phải, có
tầm nhìn cách mạng, rồi sau đó là qua công trình của các nhà vật lí duy lí, não
trái, mang viễn kiến vượt thời đại mình.

Năm 1926, Niels Bohr, một người đi tiên phong trong cơ học lượng tử đã

đưa ra nguyên lí bổ sung, một nguyên lí có thể dùng để gắn kết được một số
các thành phần ương bướng của vật lí mới với nhau. Thật trớ trêu là quan niệm
vĩ đại này của ông lại liên quan nhiều đến triết học hơn là khoa học. Công trình
gốc của ông không hề chứa một phương trình nào và được công bố trong một
tạp chí triết học. Những cánh tay chào mời, rộng rãi từ quan niệm của Bohr đã
cho phép các nhà vật lí lẫn những người không phải chuyên gia vật lí bắt đầu
tích hợp những nghịch lí của thuyết tương đối và cơ lượng tử. Bohr đặc biệt
quan tâm giải quyết nghịch lí nói rằng ánh sáng dường như vừa là hạt vừa là
sóng. Nhưng nguyên lí của ông có thể áp dụng một cách hữu hiệu không kém
trong cuộc giải phẫu lưỡng phân đối với không gian/thời gian, phải/trái, nghệ
thuật/vật lí. Ông công nhận người quan sát và người/vật được quan sát là một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.