phát ra từ giữa đỉnh đầu. Điều này xảy ra ngay cả khi người nghe biết rằng âm
thanh phát ra từ mỗi chiếc loa đang đi vào mỗi cái tai ở hai bên đầu.
Chúng ta cũng có thể khám phá ra một chiều mới khi cố gắng hiểu nghệ
thuật hoặc vật lí bằng thuật ngữ của từng lĩnh vực. Ngôn ngữ của chúng ta hẳn
là cũng công nhận điều này, chính vì thế mà khi nói một người là “toàn diện”
hay “có chiều sâu”, chúng ta thường muốn ngụ ý rằng người ấy có thể nhìn
thấy thế giới qua các lăng kính khác nhau của nghệ thuật và khoa học, và bằng
việc tích hợp các cách nhìn ấy, sẽ đi đến được một sự hiểu biết sâu sắc hơn về
thực tại. Những diễn tả anh ta này chỉ ra rằng: một cách vô thức, chúng ta nhận
thấy người nào có khả năng đan kết những cách nhìn khác nhau về cơ bản của
hai bán cầu não lại thành một thì sẽ trở thành con người giàu có hơn. Chúng ta
nói về họ bằng những từ ngữ gợi lên chiều sâu - “đa diện”, “đa chiều”. Nghệ
thuật và vật lí cũng cung cấp những điểm nhìn chồng lấn lên nhau về một thứ
mà một số người chúng ta gọi là tự nhiên, số khác thì gọi là thực tại. Nó là cái
hoàn cảnh mà chúng ta tồn tại trong đó. Chấp nhận một quan điểm bao gồm cả
nghệ thuật lẫn vật lí sẽ cho phép chúng ta có thể nhìn thấy vẻ huy hoàng đầy
đủ của nó với ba chiều, và hiểu được sự tồn tại của nó trong một cái bây giờ
được kéo dãn rộng ra. Sự tổng hợp ấy sẽ tạo nên một ý thức được nâng cao
thêm và đánh giá được về thế giới mà chúng ta đang sống ở trong đó. Meister
Eckhardt, một pháp sư thời Trung cổ đã viết:
“Ta đã từng được hỏi “Khi nào con người chỉ
thuần tuý hiểu?” và đã trả lời “Khi anh ta chỉ
nhìn thấy một thứ, tách ra khỏi thứ khác”. Và khi
nào thì con người vượt lên trên sự chỉ có hiểu?
Điều này thì ta trả lời anh: “Khi một con người
nhìn thấy Tất cả trong tất cả, khi đó con người ấy
đứng trên sự hiểu thuần tuý”.
Trong tác phẩm Quầy rượu ở Rạp Folies-Bergère
(1882) (Hình 29.1),
Édouard Manet đã chộp bắt được bản chất của tính bổ sung giữa không gian và
thời gian. Bức tranh là tuyên ngôn cuối cùng của Manet, được thực hiện khi
ông đã mang bệnh và thường phải trải qua những cơn đau đớn, kiệt sức. Bởi vì
khi ấy ông bệnh tật và các nhà phê bình nghệ thuật đã quen với những bức