NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 69

Ở tuổi mưởi bảy, Galileo cũng đã khám phá ra các định luật của con lắc.

Nghiên cứu kĩ những định luật này, những người thợ thủ công thời Phục hưng
đã làm ra được các đồng hồ chính xác hơn. Một khi thời gian đã có thể chẻ ra
thành từng miếng nhỏ, tương tự như không gian Euclid trước đó, thì thời gian
trở nên cơ khí hóa được, nó được quy giản thành các đơn vị có thể lặp lại được
nằm giữa các sự kiện. Việc chế ngự được thời gian đã dẫn Galileo đi xa hơn,
đó là tìm hiểu khái niệm vận tốc - tức là quãng đường đi được trong không
gian trong một khoảng thời gian nhất định - cái đã được các nhà triết học khám
phá ra vào thế kỉ mười bốn ở trường Đại học Merton, Oxford. Sau Galileo,
khái niệm vận tốc từ đó đã trở thành một bộ phận thông thường của khoa học.
Khả năng đo được cả không gian và thời gian một cách chính xác đã cho phép
ngày càng nhiều người hiểu đầy đủ hơn thế nào là sống trên một quả cầu quay
xung quanh mặt trời.

Thế kỉ mười sáu, khoa vẽ bản đồ đã trở thành một khoa học, và Gerardus

Mercator đã bóp vỡ hình ảnh một trái đất hình cầu để nó có thể trải trên một tờ
giấy phẳng có các đường thẳng kẻ ngang dọc. Mạng lưới các đường thẳng
đứng và nằm ngang ấy sau đó lại được kết hợp với những sự phân chia mới mẻ
về thời gian, để cho các nhà hàng hải của thế kỉ mười sáu có thể xác định vị trí
của con tàu mình trong không gian bằng cách so sánh nó với thời gian tương
ứng của tàu. Cuối cùng, tất cả các nhà hàng hải đã thống nhất một chuẩn mực
cho cả hành tinh: thời gian tính theo giờ Greenwich. Kính lục phân, một dụng
cụ để đo không gian, cũng có thể dùng để đồng bộ thời gian một cách chính
xác. Kinh tuyến và vĩ tuyến, ngôn ngữ của không gian, được đo bằng phút và
giây, vốn là ngôn ngữ của thời gian. Sự hợp nhất ban đầu hai tọa độ này đã trở
nên thiết yếu đối với các nhà thám hiểm thời Phục hưng, vì họ đang học cách
tìm hướng đi cho bản thân trong cái ở đây và bây giờ của một thế giới mới mẻ
đang được nhìn nhận ra. Sự hồi sinh của các nguyên lí hình học phẳng Euclid
để vẽ bản đồ trái đất tròn theo các quan niệm của Mercator và cảm giác mới
mẻ về thế làm chủ tự nhiên đã hiển hiện rõ khi Shakespeare ở đầu thế kỉ mười
bảy cho Vua Lear trịnh trọng tuyên bố lúc mở một cuộn bản đồ: “Nào, hãy đập
phẳng sự tròn trĩnh của thế giới này!”

Mặc dù có nhiều cống hiến đầy ý nghĩa, Galileo đã chết trong truy bức và

buồn bã. Bị Tòa án Dị giáo đe doạ tra tấn, ông buộc phải công khai tuyên bố từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.