“Ngày thứ tư, mồng chín tháng Bảy năm 1504,
vào lúc bảy giờ, ông Piero da Vinci, công chứng
viên tại cung điện nhà Podesta, cha tôi, đã chết.
Ông thọ tám mươi tuổi, để lại mười con trai và
hai con gái”.
Tương tự như vậy, Newton cũng hầu như không nói gì về những đam mê sôi
sục có thể nằm dưới cái vẻ bề ngoài rắn lạnh như đá hoa cương của ông. Các
trận cãi nhau của Newton với Hooke, Flamsteed và Leibniz đã cho chúng ta cái
nhìn gián tiếp vào bản tính của ông, nhưng về những ý nghĩ riêng của mình,
ông đã cho chúng ta biết rất ít.
Hai thiên tài cô đơn này cùng chung một đam mê về sự bí mật, họ đều yêu
thích việc giải mã và mã hóa các văn bản. Trong thư từ trao đổi với Leibniz,
Newton đều che giấu phép vi tích phân của mình dưới dạng mật mã. Thời gian
ông thiết lập nên các định luật dẫn dắt chúng ta hiểu biết về cơ học thiên thể
cũng là thời gian ông vùi đầu cố giải mã những chỉ dẫn bí hiểm của các nhà giả
kim thuật cổ đại. Leonardo, người có nét chữ hầu như không thể luận ra được,
cũng soạn mật mã và thích thú với việc lần mò giải các thông điệp bí hiểm
truyền lại từ quá khứ.
Tuy nhiên, ở một vài phương diện, Leonardo và Newton hoàn toàn không
giống nhau. Ở một phía, Newton là bức biếm họa về một thiên tài khoa học
nhất diện, Aldous Huxley đã viết, “với tư cách một con người, ông là một thất
bại, nhưng với tư cách một con quái vật, thì ông thật xuất sắc”. Sau này trong
cuộc đời, khi trở thành quan cai quản Sở đúc tiền, Newton có vẻ khoái trá đến
quá quắt với việc tra hỏi những kẻ làm tiền giả và dự các cuộc treo cổ chúng
với sự thích thú mãnh liệt. Thái độ của ông đối với những mặt bay bổng của
cuộc sống thật u ám. Timothy Ferris viết: “Newton có cái tai điếc đối với âm
nhạc, coi các tác phẩm điêu khắc vĩ đại là “những con búp bê đá” và nhìn nhận
thơ ca “là một loại trò vô nghĩa khéo léo”“.
Ở phía kia, Leonardo là một con người thời Phục hưng mẫu mực, Ông được
tiếng là nhã nhặn, rộng lượng; và mặc dù là một con người cô đơn, ông là một
nhạc sĩ tài năng, một người trò chuyện dễ chịu và thông thái. Leonardo dần đã
tạo cho mình một triết lí giống như của Thánh Francis của thành Assisi. Ông
có một lòng sùng kính tất cả các sinh vật và thường mua các con chim bị bắt để