Bài học từ những việc làm của Hopkins có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với mỗi cá nhân, tập đoàn kinh doanh và cộng đồng. Mỗi cá nhân đều
mang trong mình một phiên bản của bệnh sán Guinea: đó chính là những
thói quen sai lầm mà nếu có thể thay đổi, kết quả đó sẽ mở ra một kho tàng
tiềm năng. Điều mà Hopkins muốn nói với chúng ta là đi tìm thành công
ngay trong thất bại của người khác, và hơn nữa, xác định những hành vi
mang tính quyết định mà nếu được thực hiện đều đặn, chắc chắn sẽ mang
lại thành công.
Có ai lại không thể nhận ra lợi ích của việc học hỏi những chiến thuật
căn bản để đạt được thành công trước thất bại của nhiều người?
GẶP GỠ NHỮNG HỌC GIẢ XUẤT SẮC NHẤT
Hopkins, Silbert, Sabido và hầu hết các tác nhân xoay chuyển ta vừa tìm
hiểu đều là những nhà khoa học xã hội lỗi lạc. Còn bây giờ, chúng ta hãy
cùng gặp người được coi là “học giả của các học giả”: Albert Bandura. Ông
là thiên tài mà các bậc thầy xoay chuyển khác ngưỡng mộ. Khi lần đầu tiên
đến nơi làm việc của các bậc thầy xoay chuyển trên, chúng tôi thấy ai cũng
có các tác phẩm của Bandura trên giá sách. Chúng tôi lập tức nhận ra ông
vì chúng tôi đã biết ông cách đây 30 năm.
Chúng tôi gặp Bandura lần đầu tiên vào giữa những năm 1970 ở trường
Đại học Stanford. Đó là một người hòa nhã nhưng lỗi lạc và là cha đẻ của
lý thuyết nghiên cứu xã hội. Khi gặp lại ông ba thập kỷ sau, ở độ tuổi 83,
ông vẫn mải mê với những nghiên cứu về sức mạnh xoay chuyển mang tầm
vóc thế giới. Lúc đó, ông vẫn được biết đến với tư cách là nhà tâm lý học
có các tác phẩm được trích dẫn nhiều nhất khi còn sống.
Chúng ta hãy cùng xem tác phẩm của Bandura được áp dụng cho thế giới
và mang lại lợi ích to lớn cho chúng ta như thế nào. Khi còn trẻ, tiến sĩ
Bandura đã đưa ra lý thuyết thay đổi hành vi mà rất nhiều nhà khoa học lý
thuyết khác vẫn đang phải mò mẫm. Những người mắc chứng sợ hãi phải
ngồi lì trên ghế trong nhiều năm nhưng lại khỏi bệnh chỉ sau một vài giờ.
Những kẻ nghiện ma túy trong thời gian dài có thể cai nghiện hoàn toàn sau