được.
- Cũng chung một mục đích, một ý định với tác giả. Chẳng hạn bạn có
những tài liệu riêng của gia đình bạn về Nguyễn Huệ, bạn không biết viết
hoặc không có thì giờ viết, giao cho tôi những tài liệu ấy để tôi soạn một
cuốn về vị anh hùng ấy, như vậy cũng là bạn cộng tác với tôi.
Tuy nhiên, những người cộng tác để soạn một bộ Bách khoa từ điển
không được quyền ký giao kèo; chỉ người điều khiển công việc, vạch đường
lối, lập bố cục, phân phát công việc… mới được gọi là tác giả của bộ đó.
- Khi tác giả còn sống thì vợ hoặc chồng của tác giả không có quyền ký
giao kèo; chỉ khi tác giả chết rồi, vợ hoặc chồng mới có quyền ấy.
Như tôi đã nói, ở Pháp, thời hạn quyền tác giả kéo dài 50 năm sau khi
tác giả chết. Trong thời gian đó, nếu vợ hoặc chồng tác giả cũng chết nữa
thì những người kế thừa của tác giả có quyền ký giao kèo, trừ những người
vị thành niên.
- Những tác phẩm nào có thể nhượng quyền được? Tất cả các sản phẩm
văn tự như: niên lịch thông thư, niên giám, sách biên tập, tự vị, mục lục,
sách giản yếu, một tập chú thích, bài báo, diễn văn, bài giảng của giáo sư…
- Có thể bán non những tác phẩm chưa viết không? Được, miễn là trong
giao kèo phải định thời gian để viết và nhan đề hoặc đại ý của tác phẩm.
Chẳng hạn bạn không thể nói rằng bạn hứa bán hết thảy những tác phẩm
của bạn sẽ viết từ nay cho đến hết đời bạn, bất kỳ vấn đề gì, cho nhà xuất
bản X; nhưng bạn có thể nói: Tôi hứa bán cho nhà xuất bản X một cuốn
nhan đề là: “Nghiên cứu về loài ong” mà tôi sẽ viết xong trong một kỳ hạn
là một năm kể từ ngày ký giao kèo nầy.
- Khi nhường quyền cho nhà xuất bản nào thì chỉ nhà xuất bản đó và
những người kế thừa của nhà xuất bản đó được hưởng quyền thôi. Nhà
xuất bản không có phép nhường lại quyền cho một người thứ ba. Đó là tính
cách độc hữu của sự nhượng quyền.
Gần đây vài nhà xuất bản ở Bắc di cư vào Nam muốn nhường lại quyền
một số sách cho các nhà ở Nam. Sự nhường lại quyền đó, nếu không được
tác giả thỏa thuận thì không hợp lệ, vì nó có thể làm hại quyền lợi của tác