NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 111

giả. Chẳng hạn, bạn tin nhà xuất bản X là đứng đắn nên mới nhường bản
quyền cho nhà ấy; nếu rồi sau nhà đó lại nhường lại cho một nhà khác
chuyên xuất bản những sách nhảm nhí thì bạn tất nhiên sẽ bị độc giả giảm
tín nhiệm và thiện cảm đã có từ trước.

ĐIỀU – KIỆN TỔNG – QUÁT
MỤC 1. NHƯỜNG QUYỀN TRONG BAO LÂU VÀ TỚI MỨC

NÀO?

GIẢNG THÊM
1. Nhường trong bao lâu? Bạn có thể nhường quyền một thời gian vô

hạn. Nếu là hữu hạn thì trong giao kèo phải chỉ rõ là nhường quyền in mấy
lần. Nếu là vô hạn thì quyền của nhà xuất bản kéo dài bằng quyền của tác
giả.

Mà tác giả cùng những người thừa kế được giữ bản quyền bao lâu?
Vấn đề nầy đã được bàn cãi sôi nổi từ thế kỷ 18. Người thì đòi một tác

phẩm phải là vật sở hữu của tác giả, và phải được truyền tử lưu tôn một
cách vĩnh viễn như nhà cửa, ruộng nương. Kẻ thì trái lại, bảo tác phẩm
phải được mau thành của công để mọi người được hưởng. Proudhon, một
kinh tế gia ở thế kỷ 19 còn bắt nhà văn phải hy sinh cho nhân loại, không
được cầu quyền lợi và quyền tác giả không được truyền lại cho con cháu, sợ
chúng thành “một bọn quý phái kiểu mới” sống phong lưu nhờ di sản tổ
tiên.

Rốt cuộc ở Pháp, người ta theo một giải pháp dung hòa và đạo luật 14-7-

1966 đã định thời hạn quyền tác giả là tới 50 năm sau khi tác giả mất. Sau
thời hạn đó, quyền tác giả không thuộc về chính phủ như các bất động sản,
mà về công chúng, nghĩa là lúc đó, ai cũng có quyền tái bản tác phẩm mà
khỏi phải xin phép kẻ kế thừa tác giả.

Nhưng vì có hai cuộc đại chiến 1914-1918 và 1939-1945, sự tái bản các

tác phẩm cũ gần như hoàn toàn ngưng trệ trong hai thời gian khá lâu nên
luật pháp cho thời hạn bản quyền của những tác phẩm xuất bản trước năm
1914 được kéo dài thêm khoảng 15 năm nữa

[53]

. Do đó, V.Hugo mất ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.